Công dụng :
Dầu khoáng 98.8EC là một hợp chất hữu cơ được chiết suất từ nhà máy lọc dầu. Là 1 parafin vòng có nhánh là Isoparaffins, olefin và aromatic. Isoparafin có tác dụng trừ sâu bệnh, aromatics dễ bị ôxy hóa và gây độc cho cây trồng.
Dầu khoáng không tan trong nước nên khi sản xuất phải thêm chất nhũ hóa để khi hòa nước tạo thành dung dịch nhũ và dùng để phun cho cây ăn quả và nhiều loại cây trồng khác.
Dầu khoáng DS 98.8EC không gây tính chống thuốc, an toàn cho người, môi trường và thiên địch; Dầu khoáng có phổ tác dụng rộng và giá thành cũng khá rẻ hơn nhiều loại thuốc trừ sâu khác.
1. Sử dụng dầu khoáng phòng trừ các loài dịch hại chính trên cây ăn quả có múi
Hiệu quả phòng trừ sâu bệnh hại cây có múi bằng dầu khoáng ở trên thế giới và ở Việt Nam đã được nghiên cứu đánh giá sử dụng từ thập kỷ 90 trên các loài sâu chính như sâu vẽ b_ùa, rệp vẩy sáp đỏ, rầy chổng cánh, nhện đỏ, nhện vàng v.v..
Ở Malaysia chương trình sử dụng dầu khoáng phun 7-14 ngày một lần cũng nhận thấy có hiệu quả phòng trừ cao với rầy non, rầy trưởng thành và làm giảm sự đẻ trứng do tác dụng xua đuổi (Leong và CTV, 2002). Sự phối hợp với biện pháp canh tác như điều khiển việc tưới nước hạn chế việc ra lộc 2-3 kỳ, ngắt bỏ những lộc không cần thiết và phun dầu khoáng với nồng độ 0,4 – 0,5% sớm ngay khi lộc mới nhú ra hoặc khi phát hiện thấy rầy chổng cánh cho hiệu quả tốt và phòng trừ được cả sâu vẽ b_ùa khi thí nghiệm ở Úc (Watson và CTV, 1996.)
Ở nước ta, những nghiên cứu ở Viện BVTV trên cam ngọt ở Cao Phong Hòa Bình và trên quýt tiều ở Lai Vung Đồng Tháp đều nhận thấy phun dầu khoáng riêng lẻ ở các nồng độ 0,5%, 0,75% và 1% hoặc hỗn hợp với thuốc trừ sâu tổng hợp đều có tác dụng phòng trừ sâu vẽ b_ùa, rầy chổng cánh, rệp sáp vẩy đỏ, rệp sáp bông, rệp sáp mềm, nhện đỏ, nhện vàng. Phun dầu khoáng không ảnh hưởng đến quần thể kiến vàng và thiên địch nên còn được sử dụng trong phòng trừ sinh học chống sâu hại ở đồng bằng sông Cửu Long.
– Dầu khoáng có 2 tác dụng chính:
+ Thay đổi tập tính của sâu, xua đuổi, gây ngán, làm sâu không đẻ trứng hoặc ngán ăn trên cây ăn quả có múi.
– Dầu khoáng phòng trừ tốt một số đối tượng dịch hại chính trên cây ăn quả có múi sau:
+ Môi giới truyền bệnh virus: rầy mềm, rầy phấn trắng.
+ Một số loại bệnh do nấm như: bệnh bồ hống đen (Capndium citri) và bệnh đốm muội đen (Meliola citri), bệnh đốm dầu (Mycsosphaerella citri), tảo (Cephaleuros virescens).
2. Lưu ý khi sử dụng dầu khoáng
* Sử dụng dầu khoáng không đúng kỹ thuật sẽ gây ngộ độc cho cây.
– Pha thuốc : cho nước vào thùng, sau đó cho dầu khoáng vào và khuấy đều.
– Không phun giai đoạn ra hoa.
– Không được phun dầu khoáng với nồng độ cao hơn 1%
– Không phun khi điều kiện thời tiết: hạn hán, sau ngập lụt, có gió to, lạnh bất thường hoặc nhiệt độ trên 320C.
– Chỉ nên phun tối đa 5 lần/vụ đối với cam, bưởi và 3 lần/vụ đối với quýt.
* Thời điểm phun:
– Phun giai đoạn quả (trừ nhện): Phun lần 1 khi quả có đường kính 3-4 cm và lần 2 khi quả phát triển đầy đủ.
– Nên phun vào chiều mát, khi nhiệt độ đã giảm. Phun kín cây và phun ướt đều 2 mặt lá.
– Liều lượng: Từ 800- 1.000 lít hỗn hợp dầu khoáng với nước/ha.
* Nếu dùng thêm thuốc trừ sâu, phân bón lá vào dầu khoáng cần lưu ý các điểm sau:
Pha dầu khoáng với nước, khuấy đều rồi mới trộn thêm thuốc trừ sâu, phân bón lá, chỉ hỗn hợp với những thuốc có hoạt chất tương thích:
+ Có thể hỗn hợp dầu khoáng với các loại thuốc có hoạt chất: abamectin, spinosad, BT, diflubenzuron, chlorfenapyr, pyrethroids, malathion, fenvalerate , methomyl, cartap, permethrin, mancozeb, demeton-S-methyl, copper oxychloride, imidacloprid, methidathion, chlorpyrifos.
+ Không được pha dầu khoáng với các thuốc có hoạt chất: Propargite, captan, butatin oxide, chlorothalnil, carbaryl, binapacryl, oxythioquinox, dinocap, folpet, dimethoate, sulfur. Nếu sử dụng các hợp chất này pha với dầu khoáng để phun sẽ gây ngộ độc cho cây như: cháy lá, rụng lá, đốm đen trên lá, cháy chóp lá, biến dạng hoa, đốm dầu trên lá và trái