TOP 5 loài sâu hại ở sầu riêng ai cũng cần biết

Danh mục:

Mô tả

Sâu hại ở sầu riêng

Sâu hại ở sầu riêng
Sâu hại ở sầu riêng

Sầu riêng được nhiều người yêu thích bởi mùi vị đặc biệt của quả. Vì thế mà diện tích trồng sầu riêng ngày càng tăng cao. Tuy nhiên trong quá trình trồng sầu riêng, bà con nông nghiệp gặp không ít khó khăn do sự phá hoài từ nhiều sâu hại. Nếu không phát hiện kịp thời có thể dẫn đến rụng quả, cây phát triển kém hay thậm chí là chết cây.

Để khắc phục tình trạng trên, bà con trồng sầu riêng nên chủ động tìm hiểu kiến thức về sâu hại ở sầu riêng. Bài viết TOP 5 loài sâu hại ở sầu riêng ai cũng cần biết sẽ giúp bà con làm điều đó.

Tìm hiểu 5 loài sâu hại ở sầu riêng ai cũng cần biết

Rầy phấn hại sầu riêng

Rầy phấn là loại sâu hại xuất hiện phổ biến trên nhiều cây trồng trong đó có sầu riêng. Rầy phấn hoạt động mạnh vào mùa khô.



Đặc điểm bên ngoài:

  • Ấu trùng: có các tua sáp kéo dài xuống cuối thân, bên ngoài cơ thể phủ một lớp sáp mỏng.
  • Còn trưởng thành: cơ thể màu vàng nhạt có cánh trong suốt, dài khoảng 2,5- 3mm. Rầy phấn có cánh nên di chuyển rất nhanh.

Đặc điểm gây hại:

  • Cả ấu trùng và con trưởng thành đều gây hại bằng cách chích hút nhựa từ lá non, những đọt non làm lá không phát triển, bị cháy mép lá, khô và rụng đi nhanh chóng.
  • Cây sầu riêng bị nhiễm rầy phấn ở mật đông có thể gây ra tình trạng lá thưa thớt, quăn queo, lá non rụng nhiều và khô ngọn. Cây chậm lớn, khả năng ra hoa trái kém, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây trồng.

Thuốc BVTV nên dùng: Applaud, Basudin, Supracide, Bassa,…

Sâu đục trái ở sầu riêng

Sâu đục trái đang là loài sâu hại ở sầu riêng khiến bà con phải đau đầu rất nhiều.

Đặc điểm nhận biết:

  • Thời kì ấu trùng: Có màu hồng hoặc tím, đầu màu nâu đen, thân trắng ửng hồng, có hai đốt ngực trước và sau. Ấu trùng dài khoảng 10- 22mm
  • Thời kì trưởng thành: Cơ thể có màu vàng với nhiều chấm đen. Chiều dài khoảng 6mm, sải cánh dài 14- 20mm.

Tác hại:

  • Ngay từ giai đoạn sâu con non đã biết chui vào bên trong quả để ăn phần thịt quả, đặc biệt là phần hột và thịt quả quanh hột.
  • Sau khi sâu phát triển lớn hơn thì sẽ chui ra làm nhộng trên những lá khô. Chúng sinh trưởng và phát triển rồi lại tấn công quả. Nếu quả còn non mà bị sâu đục quả tấn công thì nguy cơ cao quả sẽ rụng.

Gợi ý một số thuốc BVTV tốt: Abatin 5,4 EC, Regent 5SC, Brightin 1.8EC, Sagolex 30EC,…

Rệp sáp ở sầu riêng

Rệp sáp thường được tìm thấy trên hoa, quả của cây trồng, rất ít khi thấy hoạt động ở trên lá.

Đặc điểm phân biệt: Rệp sáp có thân hình dài khoảng 3mm màu hồng hoặc màu vàng, bên trên phủ một lớp bột sáp màu trắng. Rệp sáp cái có cơ thể nhỉnh hơn rệp sáp đực một chút.

Đặc điểm gây hại của rệp sáp:

  • Rệp sáp gây hại bằng cách hút nhựa nơi cuống trái non hoặc giữa các gai trên trái lớn. Trái do đó mà bị sượng, kém phát triển hoặc biến dạng và rụng.
  • Ngoài ra, rệp sáp còn bài tiết chất mật đường tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển. Trái có rệp sáp và bồ hóng đều không hấp dẫn, khó tiêu thụ và giá bán giảm.

Thuốc BVTV hữu dụng: Sairifos 585EC, Saliphos 35EC, SK Enspray 99EC,…

Nhện đỏ hại sầu riêng

Nhện đỏ gây hại cho cây trồng rất nghiêm trọng. Kích thước rất nhỏ và đặc tính di chuyển nhanh khiến chúng trở thành một trong những loài sâu hại khó trị nhất.

Nhận diện:

  • Ấu trùng: cơ thể màu hơi trắng, nhỏ, có 3 đôi chân, trong khi nhộng trần và con trưởng thành có 8 chân.
  • Nhện trưởng thành: có màu đỏ sậm, kích thước nhỏ, di chuyển rất nhanh.

Tác hại: Cả nhện non và nhện trưởng thành dùng vòi chích vào mô lá, tạo nên các vết chích nhỏ li ti. Vết chích ban đầu trắng nhạt sau chuyển sang màu vàng nhạt, khi mật độ nhện cao tạo nên nhiều vết chích, các vết chích liên kết lại thành mảng lớn, toàn bộ lá bị vàng.

Giới thiệu thuốc BVTV tác dụng mạnh: BIO Plus HLC, Alfamite 15EC, Dầu khoáng SK EnSpray 99EC, Kumulus 80WP,…

Bọ trĩ ở sầu riêng

Bọ trĩ gây hại khá phổ biến trên một số vườn sầu riêng ở miền Đông Nam bộ trong mùa khô.

Đặc điểm bên ngoài:

  • Ấu trùng: Cơ thể giống trưởng thành nhưng lại không có cánh, màu vàng cam, trên thân có nhiều lông nhỏ.
  • Trưởng thành: Có kích thước rất nhỏ, dài khoảng 0.8-1mm, có màu nâu, râu đầu dài, chiếm 1/3 thân, hai đuôi cánh hẹp, cánh trước ở phần giữa thắt lại. Khi trưởng thành thì đẻ trứng rải rác trong mô lá.

Biểu hiện:

  • Bọ trĩ gây hại từ khi lá còn non đến khi lá trưởng thành. Bọ chích hút nhựa trong lá cây khiến lá kém xanh, bạc màu, biến dạng
  • Bọ trĩ cũng tạo điều kiện cho nấm bò hóng phát triển làm quả và lá chuyển màu đen. Mặc dù không gây chết cây nhưng cây sinh trưởng phát triển kém làm cho ra hoa đậu quả kém, trái nhỏ, chất lượng giảm.

Thuốc BVTV nên dùng: Radiant 60SC, Confidor 100SL, Marshal 200SC,…

Biện pháp phòng trừ sâu hại ở sầu riêng không dùng thuốc BVTV

  • Có thể dùng vòi nước xịt thẳng lên tán cây, những chỗ tụ tập nhiều sâu hại để rửa trôi, hạn chế được sự tấn công, lây lan của sâu hại. Đây là một phương pháp vừa tiết kiệm vừa đem lại hiệu quả tốt được nhiều bà con áp dụng.
  • Thường xuyên thăm vườn để phát hiện và ngăn chặn sụ phát triển của chúng bằng cách cắt tỉa cành nhiễm sâu rồi đem đi tiêu hủy.
  • Dọn cỏ thường xuyên, bảo vệ thiên địch.
  • Bón phân hợp lý để cung cấp cho cây trồng nhiều sinh dưỡng.

__

Như vậy, Agriviet đã giới thiệu những thông tin chi tiết về Tổng hợp 5 loại sâu hại ở sầu riêng thường thấy nhất, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có được những kiến thức hữu ích để chăm sóc cây đạt chất lượng tốt nhất và mang lại năng suất cao cho mỗi vụ mùa.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “TOP 5 loài sâu hại ở sầu riêng ai cũng cần biết”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *