Mô tả
Đặc điểm bệnh thối trái ở cây khoai tây
Khoai tây có hai dạng thối trái:
Thối trái ướt do nhiễm các loài nấm bệnh và các loài vi khuẩn như Erwinia carotovora, khiến cho vỏ củ chuyển màu nâu đến nâu sẫm, củ mềm, có mùi khó ngửi. Thịt củ bị thối nhũn và có nước dịch chảy ra. Trên bề mặt củ bệnh ở phần mô bệnh đôi khi thấy có bọt nước màu vàng. Nếu cắt củ bệnh sẽ thấy thịt củ bị thối nát, có màu vàng nâu. Vi khuẩn gây bệnh thường phát triển mạnh trong điều kiện độ ẩm cao, nhiệt độ từ 30-35 độ C. Chúng xâm nhập vào cây thông qua các vết thương, xây xát cơ giới của cây.
Thối trái khô là bệnh khiến trên bề mặt củ xuất hiện những đốm bệnh lúc đầu có màu nâu hoặc xám, hơi lõm xuống, sau lan dần ra thành các vòng đồng tâm. Củ bị thối ở bên trong, thịt củ trở nên xốp và có màu xám tro hay phớt hồng. Củ khoai tây dần dần trở nên khô, cứng và không còn khả năng mọc thành cây. Bệnh do nấm Fusarium phát triển trong thời tiết nóng ấm và xâm nhập vào củ thông qua các vết thương cơ giới ở cây gây ra.
Gợi ý 4 loại thuốc trị thối trái trên khoai tây hiệu quả nhất
Hiểu rõ tác hại vô cùng lớn của bệnh thối trái ở khoai tây đối với bà con nông dân, đội ngũ các kỹ sư nông nghiệp của Agriviet đã nghiên cứu và liệt kê dưới đây danh sách 4 loại thuốc trừ thối trái trên khoai tây chất lượng trên thị trường hiện nay.
Sử dụng thuốc Dithane M45 để điều trị thối trái ở cây khoai tây
Dithane M45 là thuốc trừ nấm dạng tiếp xúc, phổ rộng có tác động diệt trừ được nhiều loại nấm bệnh thông dụng. Ngoài ra còn bổ sung thêm Mn và Zn làm cho cây cứng cáp, tăng khả năng thích nghi với môi trường, ngừa bệnh. Thuốc trừ bệnh vàng lá, đạo ôn, thối trái, mốc sương, rỉ sắt,… trên nhiều loại cây trồng như Lúa, Cà phê, Điều, Xoài, Vải, Khoai tây, Cà chua…

Cách dùng: Pha thuốc với tỷ lệ 2g/1lít nước
Giá bán: Liên hệ
Đặc trị thối trái ở khoai tây với thuốc Actino-Iron 1.3SP
Actino-Iron 1.3SP có chứa thành phần chính là vi khuẩn Streptomyces lydicus WYEC 108 khi được đưa vào cây sẽ xâm chiếm và phát triển xung quanh hệ thống rễ và tán lá, hình thành một mối quan hệ hiệp đồng, cho các loại thực vật ăn, từ đó tiết ra các sản phẩm phụ có lợi và chống nấm. Sự kết hợp này tạo thành một hàng rào phòng thủ xung quanh bộ rễ cây, từ đó ngăn chặn mầm bệnh gây bệnh.
Thuốc cực kỳ hiệu quả đối với một loạt các nấm bệnh như: vàng lá, lem lép hạt, sương mai, phấn trắng, thán thư, mốc xám, héo rủ, ghẻ loét, thối nứt trái do vi khuẩn, đốm vòng, thối thân, héo rũ, thối trái,… và các mầm bệnh truyền nhiễm từ trên không khác trên nhiều loại cây trồng, trong đó có cả khoai tây.
Cách dùng
- Liều lượng: 4g/8 lít nước phun cho 250m2
- Thời gian cách ly: 1ngày (Khoảng thời gian tính bằng ngày từ lần xử lý cuối cùng đến khi thu hoạch)
- Phun thuốc khi bệnh chớm xuất hiện. Lượng nước phun 320 lít/ha
Giá tham khảo: Liên hệ
Mancozeb 80 WP – thuốc trừ thối trái ở khoai tây được các chuyên gia khuyên dùng
Thuốc có thánh phần chính là hoạt chất Mancozeb 800g/kg, có tác dụng tiếp xúc, phòng ngừa phổ rộng, phòng trừ được nhiều loại nấm bệnh, có hiệu lực cao, kéo dài khi được phun phòng bệnh sớm. Thuốc ít độc với cá, không độc với ong. Nguy cơ hình thành tính kháng thấp và tương đối an toàn với cây trồng. Tuy nhiên hoạt chất Mancozeb có trong thuốc chỉ có tác dụng phòng bệnh tiếp xúc, không có tác dụng khi nấm bệnh đã hình thành và xâm nhiễm vào bên trong cây trồng. Thuốc gây bệnh da mãn tính khi tiếp xúc thường xuyên, bà con nên lưu ý áp dụng các biện pháp bảo hộ an toàn khi sử dụng.
Thuốc có thể phòng trừ các bệnh mốc sương, thối trái, đốm lá, hại cà chua, khoai tây, bệnh sương mai, thán thư hại rau, xoài, ớt, chè, bệnh phấn trắng, chết cành hại nho và các cây ăn quả, bệnh đốm lá, mốc xanh hại thuốc lá, bệnh gỉ sắt cà phê, cây cảnh, bệnh đạo ôn, khô vằn, lem lép hạt hại lúa…

Cách dùng: Pha 25 – 40g/bình 8 lít, sử dụng 2 – 3kg thuốc/ha (500 – 600 lít nước/ha).
Giá bán: Liên hệ
Actinovate 1SP tiêu diệt bệnh thối trái trên cây khoai tây hiệu quả nhất
Actinovate 1SP dùng để phòng trừ các loại bệnh như bênh thối rễ, thối nhũn, thối thân, héo rũ, mốc sương, thán thư, đốm mỡ…ở nhiều loại cây trồng khác nhau, trong đó có khoai tây. Thuốc có chứa vi khuẩn có ích là Streptomyces lydicus WYEC 108, là loại vi khuẩn háo khí, có tính hoại sinh có ích, phân hủy các vật chất hữu cơ tạo ra các vi khoáng cho cây trồng hấp thu khi cần thiết, ngoài ra còn có tác dụng kích thích cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn để chống lại các tác nhân gây bệnh.

Cách dùng
- Liều lượng: 5g/8 lít nước phun cho 250m2
- Thời gian cách ly: 1ngày (Khoảng thời gian tính bằng ngày từ lần xử lý cuối cùng đến khi thu hoạch)
- Cách dùng: Phun thuốc khi bệnh chớm xuất hiện. Lượng nước phun 320 lít/ha
Giá tham khảo: 40.000đ / gói 10g
Một số điều cần lưu ý để phòng trừ thối trái trên cây khoai tây đạt hiệu quả tối ưu
- Sử dụng củ giống sạch bệnh
- Luân canh cây trồng.
- Khi thu hoạch cần thu và để riêng những cây bị héo rũ để sử dụng trước.
- Thường xuyên kiểm tra vườn tược để kịp thời phát hiện và xử lí bệnh
- Giữ cho vườn khô ráo, sử dụng cẩn thận các loại nông cụ, tránh gây ra các vết thương cơ giới cho cây
Mua các loại thuốc diệt trừ bệnh thối trái cho khoai tây ở đâu?
Bà con có thể trực tiếp đến mua các loại thuốc trong TOP 4 loại thuốc trị thối trái cho cây khoai tây kể trên tại các cửa hàng bán vật tư nông nghiệp gần và thuận tiện nhất. Ngoài ra, bà con cũng có thể yên tâm đặt hàng online qua các website phân phối vật tư nông nghiệp uy tín như agriviet.org/shop.
–
Như vậy, đội ngũ Agriviet đã gợi ý đến bà con tên 4 loại thuốc diệt trừ bệnh thối trái trên khoai tây hiệu quả, hi vọng sẽ giúp đỡ được cho bà con trong công tác trồng và chăm sóc cây để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Agriviet rất hân hạnh được đồng hành cùng bà con phát triển nông nghiệp. Còn điều gì thắc mắc bà con hãy bình luận bên dưới, đội ngũ Agriviet luôn túc trực và sẵn sàng giải đáp.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.