Top 4 loại bệnh hại trên cây nhãn người trồng nên biết

Danh mục:

Mô tả

Bệnh hại với cây nhãn

Nhãn là cây ăn quả được xuất khẩu của nước ta. Để đạt được tiêu chuẩn quả có sức cạnh tranh trong thị trường nội địa cũng như xuất khẩu, những người trồng nhãn cần nắm rõ kỹ thuật cũng như các đặc điểm, khả năng gây hại, biện pháp xử lý các loại bệnh hại trên cây nhãn. Để đáp ứng nhu cầu tra cứu thông tin về nhóm các bệnh hại trên cây nhãn, đội ngũ chuyên gia nông nghiệp của chúng tôi đã biên soạn bài viết chi tiết sau đây, mời các bạn cùng theo dõi

Điểm danh 4 loại bệnh hại ở cây nhãn phổ biến nhất

Cây nhãn bị rất nhiều loại bệnh hại tấn công quanh năm, trong đó có một số bệnh hại mà người trồng nhãn nên hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng gây hại cũng như cách xử lý là: bệnh thối quả, bệnh thán thư, sương mai, ghẻ lót, và chổi rồng. Sau đây mời bà con cùng chúng tôi đi tìm hiểu chi tiết từng loại bệnh nhé

Bệnh thối quả nhãn

Tác nhân do nấm Phytophthora sp gây ra



Triệu chứng, tác hại

Thối nhũn trái nhãn gây hại cho các bộ phận của nhãn như cành, làm hoa quả nhãn từ giai đoạn quả nhỏ tới khi gần thu hoạch và cả trái nhãn đã thu hoạch đang trong quá trình vận chuyển, tiêu thụ

Các chùm nhãn có trái dày thường nhiễm bệnh nặng hơn. Ban đầu bệnh xuất phát từ bên trong, giữa chùm nhãn rồi lan dần ra phía ngoài.

Triệu chứng vết bệnh trên trái là các điểm màu nâu hơi sẫm, nhũn nước, khi ấn nhẹ vào vùng bệnh thấy dễ vỡ, chảy nước mùi chua, thối.

Bệnh lây lan rất nhanh từ các trái sang trái khác và sang chùm quả khác gây rụng quả làm trơ cuống chỉ trong vài ngày

Thuốc BVTV trừ bệnh thối trái nhãn: Aliette 80WP, Mataxyl 500WP, Mexyl-MZ 70WP, …

Bệnh thán thư ở nhãn

Tác nhân do Colletotrichum sp. gây ra

Triệu chứng, tác hại

Thán thư gây hại cả lá, hoa, quả non của nhãn.

Trên lá ban đầu vết bệnh là giọt dầu màu vàng sau chuyển thành xám tro. Vết bệnh xuất phát từ mép và chóp lá lan dần vào trong làm cho lá bị cháy khô. Ranh giới giữa phần bệnh và phần khỏe là các viền màu nâu sẫm

Trên chùm hoa và quả non ban đầu vết bệnh là các chấm đen sau đó lan rộng làm cho cả đoạn cành chuyển đen, vết bệnh hơi lõm xuống. Bệnh gây rụng hoa rất nhiều, đặc biệt là khi trời mưa

Trên quả viết bệnh là các vết màu xanh nhạt hoặc nâu sẫm, bệnh cũng gây tăng tỷ lệ rụng quả non

Thuốc BVTV trừ thán thư cho nhãn: Daconil 500SC, Kamsu 2SL, Valivithaco 5SL

Bệnh sương mai ở nhãn

Nguyên nhân gây bệnh: do nấm Peronophythora litchii gây ra

Triệu chứng và tác hại

Sương mai gây hại trên cả lá, hoa, quả nhãn

Bệnh trên lá thường xuất phát từ mép và chóp lá rồi lan dần vào trong và xuống cuống lá. Bệnh nặng làm lá khô một phần hoặc toàn bộ

Trên hoa bệnh xuất hiện là các đốm đen, các chấm này lan rộng ra cuống và sang các nhánh khác rồi ra toàn bộ chùm hoa gây cả chùm hoa chuyển màu nâu đen và làm rụng hoa hàng loạt

Trên các quả bệnh ban đầu hình thành các vết màu xám, tối. Trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, mưa nhiều bệnh lây lan nhanh làm cuống quả nứt, thối, quả chảy nước

Thuốc BVTV trị sương mai cho nhãn: Antracol 70WP, Melody duo 66.75WP, Polyram 80WG, Lilacter 0.3SL, Insuran 50WG…

Bệnh chổi rồng trên cây nhãn

Đây là bệnh hại nặng nhất với cây nhãn do nhện lông nhung là môi giới truyền bệnh

Tác nhân gây bệnh do vi khuẩn thuộc nhóm GammaProteobacteria

Triệu chứng và tác hại

Bệnh gây hại nặng trên đọt non mới hình thành và trên chùm hoa nhãn

Biểu hiện bệnh trên chồi non là các lá xoăn, co nhỏ lại, không bung xòe phiến lá được, nhìn xa chùm ngọn như bó chổi, lá và ngọn chùn ngắn lại

Trên cụm hoa và chùm quả, bệnh làm cho cuống và chùm hoa quả bị co ngắn, kém phát triển, hoa không nở, quả đậu ít hoặc quả non bị rụng

Thuốc BVTV trừ bệnh chổi rồng bằng cách trị nhện lông nhung với các thuốc sau: Kumulus 80DF. Pegasus 500ND, Ortus 5SC, Comite 75EC, Confidor, Alfamite 15EC, Dầu khoáng SK-Enspray 99EC…

Các biện pháp phòng trừ bệnh hại trên cây nhãn khác

Cắt tỉa các cành lá bệnh, đem đốt hoặc tiêu hủy xa vườn

Trồng nhãn với mật độ đúng theo khuyến cáo của khuyến nông địa phương để khi vườn khép tán vẫn có độ thông thoáng

Cắt tỉa thoáng cành lá sau mỗi vụ trồng

Bà con nên phun phòng trừ bệnh trước khi nhãn nở hoa bằng các thuốc gốc đồng có bổ sung thêm kẽm, Bo để giảm khả năng bệnh hại, tăng tỷ lệ đậu quả cho cây


Như vậy, Agriviet đã cung cấp những thông tin chi tiết về Top 4 loại bệnh hại trên cây nhãn người trồng nên biết, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có được những kiến thức hữu ích để sử dụng tốt thuốc BVTV cho việc chăm sóc cây trồng.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Top 4 loại bệnh hại trên cây nhãn người trồng nên biết”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *