TOP 4 loại bệnh hại ở táo nguy hiểm nhất

Danh mục:

Mô tả

Nhận diện bệnh hại ở táo đúng đắn là rất quan trọng

Táo là cây ăn quả khá dễ trồng. Cây sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiều điều kiện khác nhau nên được trồng rộng rãi khắp cả nước. Chúng có thể được trồng chuyên canh với quy mô lớn để kinh doanh hoặc trồng xen canh với mục đích lấy quả ăn hoặc ngăn chặn sâu bệnh hại ở cây trồng chính. Dù trồng ở địa điểm nào, với mục đích gì thì cây táo vẫn gặp phải nhiều loại bệnh hại nguy hiểm trong suốt quá trình phát triển.

Nhận diện bệnh hại ở táo đúng đắn là rất quan trọng
Nhận diện bệnh hại ở táo đúng đắn là rất quan trọng

Cây táo nhiễm bệnh sẽ làm quả bị biến dạng, xấu mã thậm chí thối rụng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất thu hoạch. Vì vậy, bà con nên chủ động trong việc tìm hiểu về bệnh hại ở táo để có thể dễ dàng nhận biết từ đó đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời. Bài viết TOP 4 loại bệnh hại ở táo nguy hiểm nhất dưới đây sẽ cung cấp những thông tin đó.

Tổng hợp 5 loại bệnh hại ở táo nguy hiểm nhất

Bệnh thối quả hại táo

Bệnh phát triển ở điều kiện thời tiết lạnh, mưa nhiều ẩm ướt. Con người và côn trùng như mối, kiến nguồn cây giống cũng là những phương tiện góp phần làm lây lan và phát tán nguồn bệnh.



Nguyên nhân gây bệnh: do Nấm Rhizopus arrhizus gây nên hoặc có thể do nấm Phytophthora cactorum gây ra.

Dấu hiệu nhận biết cây táo bị bệnh thối quả:

  • Do Nấm Rhizopus arrhizus: quả thâm đen, ủng nước, thịt trái bị thối nhũn, chua, không có mùi hôi. Trái không thể sử dụng và phải tiêu hủy.
  • Do nấm Phytophthora cactorum: quả có màu nâu nhạt rồi đậm dần sau bị thối nhũn, vùng thối ướt nước, có mùi hôi và chua khó chịu. Quả bị thối có thể vẫn ở trên cành hoặc bị rụng xuống.

Bệnh phấn trắng ở táo

Bệnh phấn trắng là loại bệnh rất dễ phát sinh ở điều kiện độ ẩm không khí cao, nhiệt độ thấp. Táo cũng là một trong nhiều cây trồng dễ mắc bệnh phấn trắng.

Nguyên nhân: do nấm Podosphaeria leucotricha.  Nấm bệnh có thể tấn công gây bệnh cho nhiều bộ phận của cây từ hoa, lá đến trái, chồi non.

Biểu hiện thường thấy:

  • Ban đầu bệnh xuất hiện trên các lá non, chồi non sau lan rộng ra các lá bánh tẻ và lá già. Vết bệnh có những đốm mịn màu trắng hoặc trắng xám ở dưới mặt lá, sau đó lan rộng ra làm cho lá bị cuốn vào bên trong, lá xoắn lại và trở nên khô cứng, rất dễ bị rụng.
  • Trên hoa: Hoa bị bệnh sẽ xoắn lại, khô cháy rồi rụng, không thể đậu quả được.
  • Trên quả: Quả bị nhiễm phấn trắng nhẹ sẽ gây ra biến chứng như: quả bị sần sùi màu nâu, rạn nứt trong rất mất thẩm mỹ. Điều này có thể làm mất giá trị thương phẩm vốn có của táo. Nếu bị nặng, bệnh có thể làm trái ngưng phát triển, trái nhỏ màu nâu và bị rụng hàng loạt.

Bệnh ghẻ quả ở táo

Nguyên nhân:  do nấm Venturia inaequalis gây ra. Loại nấm này thường lây lan qua các giọt nước, gió và xâm nhiễm vào các lỗ khí khổng của các bộ phận non ở lá, cuống hoa, quả non để phát triển và gây hại.

Triệu chứng thường gặp:

  • Vết bệnh có hình tròn, màu xám xanh, viền rõ nét và có tơ màu đen xung quanh, xuất hiện đầu tiên ở mặt sau của lá sau đó lan dần. Sau một thời gian thì các sợi tơ này biến mất, vết bệnh mọc nhô lên trông như những chiếc gai nhỏ, nổi thành ghẻ và nứt.
  • Bệnh trở nặng khiến quả bị biến dạng, méo mó, chất lượng kém, thịt quả cứng, ít nước và ăn không ngon, thậm chí bị rụng sớm gây ảnh hưởng trầm trọng đến tính kinh tế của quả.

Bệnh nứt thân xì mủ ở táo

Bệnh nứt thân xì mủ là bệnh hại xuất hiện ở nhiều loại cây ăn quả như cam, quýt, sầu riêng, bưởi,…Bệnh gây hại mạnh ở phần gốc khiến cây không hút được chất dinh dưỡng để phát triển được.

Nguyên nhân: nấm Phytophthora gây ra

Biển hiện: Trên thân cây có những chỗ bị chuyển màu, ẩm ướt, nếu độ ẩm quả cao có thể xuất hiện thêm lớp nấm trắng trên vết bệnh. Sau này khi bệnh nặng, thân cây sẽ bị khô, thâm lại, chảy ra ngoài, không đưa được chất dinh dưỡng lên trên các cành khiến cây chết, trái thối dần và rụng hết. Đây là hậu quả vô cùng nghiêm trọng bà con cần phải cảnh giác.

Biện pháp phòng trừ bệnh hại ở táo có hiệu quả cao

  • Thường xuyên cắt tỉa cành tạo môi trường thông thoáng, đầy đủ ánh sáng nhằm hạn chế sự sinh sôi của các loại vi khuẩn, virus, nấm gây bệnh.
  • Chọn giống cây trồng mới, có tính kháng khỏe
  • Tăng cường bón phân để cung cấp thêm chất dinh dưỡng giúp cây có sức đề kháng tốt với nhiều loại bệnh.
  • Thăm vườn thường xuyên đặc biệt là giai đoạn cây còn non, cây ra hoa và khi sắp thu hoạch nhằm phát hiện bệnh hại kịp thời.

Chú ý: Sử dụng thuốc BVTV luôn là biện pháp cấp thiết trong trường hợp bệnh hại tấn công quá mạnh. Dưới đây là một vài gợi ý thuốc BVTV cho từng loại bệnh hại nêu trên.

  • Thuốc trừ thối quả ở táo hữu hiệu: Gekko 20SC, Ridozeb 72WP, Manozeb 80WP, Carbenda Supper 50SC,…
  • Gợi ý thuốc BVTV công dụng tốt cho bệnh phấn trắng ở táo: Ridomin, Benlate 50WP, Kumunus 80DF, Tilt 250EC (hoặc ND), Topsin-M 50WP,…
  • Thuốc BVTV nên sử dụng trừ bệnh ghẻ ở táo: Antracol 70WP, Topsin M 70WP, Copper-Zinc 85WP,…
  • Thuốc BVTV trị bệnh nứt thân xì mủ ở táo: Vaccin

Như vậy, Agriviet đã cung cấp những thông tin tổng quan về TOP 4 loại bệnh hại ở táo nguy hiểm nhất, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có được những kiến thức hữu ích để tra cứu và sử dụng cho quá trình chăm sóc cây đạt năng suất và chất lượng cao.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “TOP 4 loại bệnh hại ở táo nguy hiểm nhất”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *