Mô tả
Các loại sâu ăn lá ở cây hồ tiêu
Sâu là đối tượng phổ biến trên khắp các vườn hồ tiêu. Chúng có thể chỉ gây hại nhẹ làm ảnh hưởng năng suất và chất lượng quả nhưng cũng có thể gây chết cây nêu người trồng không hiểu và kịp thời xử lý. Hiện nay có nhiều loại sâu ăn lá trên cây hồ tiêu. Trong bài viết này, AgriViet tổng hợp 2 loại sâu ăn lá thường gặp nhất trên cây hồ tiêu, đó là câu cấu và bọ nâu
a) Câu cấu
Đặc điểm hình thái:
Có 2 loại: ( loại to- thường xuất hiện số lượng ít và loại nhỏ -nhân ra rất nhanh có thể thành dịch)
Câu cấu trưởng thành thuộc họ cánh cứng, thân hình bầu dục, dài khoảng 7-10mm trên toàn thân có phủ lớp ánh kim nhũ, trưởng thành cái màu xanh, trưởng thành đực có màu vàng, đầu kéo dài như một cái vòi.
Tác hại và triệu chứng
Thời điểm gây hại: Xuất hiện quanh năm nhưng thường gây hại vào giai đoạn cây ra lá và chồi non. Trên lá khi gây hại thường làm khuyết lá (cả lá và gân lá từ mép lá trở vào).
b) Bọ nâu (bọ dừa nâu, bọ hũ)
Đặc điểm hình thái: Bọ nâu trưởng thành thuộc họ cánh cứng, có màu nâu, cơ thể hình bầu dục, có chiều dài 7 – 11 mm. Ấu trùng có màu trắng sữa, mình uốn cong hình chữ C, dài 12 mm.
Tác hại và triệu chứng
Thời điểm gây hại: Thường xuất hiện vào giai đoạn cây hồ tiêu ra lá non, nhất là các tháng mùa khô và đầu mùa mưa. Thường ăn lá và làm lá thủng lỗ chỗ, trên cây hồ tiêu giai đoạn kiến thiết cơ bản hay bị bọ nâu gây hại hơn giai đoạn kinh doanh
Top thuốc trừ sâu ăn lá ở hồ tiêu hiệu quả
Sâu ăn lá có thể gây tác hại nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng thu hoạch hồ tiêu, do đó ảnh hưởng đến công sức chăm bón và kinh tế của bà con. Dưới đây Agriviet xin gửi đến quý bà con danh sách 3 thuốc trừ sâu ăn lá được đánh giá tốt nhất hiện nay để giải quyết vấn đề này
Thuốc trừ sâu ăn lá ở hồ tiêu Reasgant 3.6EC
REASGANT 3.6EC là thuốc tiếp xúc và nội hấp lưu dẫn; đặc trị sâu ăn lá, nhện, rầy, rệp chích hút hại các loại cây trồng với hoạt chất Abamectin 36g/l. Tính lưu dẫn thuốc nhanh, mạnh, thấm sâu, tỉ lệ sâu chết cao. Abamectin hoạt động tốt nhất ở 16-22 độ, nên sẽ hiệu quả hơn khi sử dụng vào thời tiết mát mẻ hoặc mùa đông.
Reasgant 3.6EC là thuốc trừ sâu sinh học nên an toàn với môi trường, không gây hại thiên địch, không lưu lại dư lượng trên nông sản.

Cách dùng:
- Liều lượng: 150 – 250 ml/ha
- Lượng nước phun 400 – 600 lít/ha.
- Phun thuốc khi sâu hại mới xuất hiện
Giá bán: khoảng hơn 70.000 đ/ chai 450ml
Thuốc Reasgant 1.8EC xử lí sâu ăn lá ở hồ tiêu hiệu quả
REASGANT 1.8EC là thuốc tiếp xúc và nội hấp lưu dẫn; đặc trị sâu ăn lá, nhện, rầy, rệp chích hút hại các loại cây trồng đặc biệt là sâu ăn lá ở hồ tiêu với hoạt chất Abamectin 18g/l.c. Hoạt chất sinh học Abamectin có trong thuốc đạt hiệu lực cao đối với cả sâu đã kháng thuốc. Sau khi sâu ngấm thuốc sẽ bị ức chế hoạt động của hệ thần kinh, gây ngừng ăn rồi chết.
Ưu điểm của thuốc là an toàn với cây trồng và nông sản sau thu hoạch, không gây hại đến thiên địch và vi sinh vật có lợi khi phun, đảm bảo cân bằng hệ sinh thái lâu dài.

Cách dùng:
- Liều lượng: 300 – 500 ml/ha
- Lượng nước phun 400 – 600 lít/ha.
- Phun thuốc khi sâu hại mới xuất hiện
Giá bán: khoảng hơn 60.000đ/chai 450ml
Điều trị sâu ăn lá với thuốc Tasieu 1.9EC.
Là thuốc trừ sâu có phổ cực rộng, Tasieu 1.9ec không chỉ diệt trừ hiệu quả sâu ăn lá ở cây hồ tiêu mà còn đặc trị nhiều loại sâu bệnh khác trên đa dạng cây trồng, như sâu vẽ bùa, nhện đỏ hại cam; rầy hại xoài; nhện đỏ, rệp muội hại nhãn; bọ trĩ hại dưa hấu,…
Nhiều năm liền, thuốc luôn nằm trong danh sách thuốc trừ sâu hữu cơ chất lượng tốt nhất do chứa Emamectin benzoate – hoạt chất sinh học thân thiện với môi trường, an toàn cho người sử dụng. Rất nhiều nhà nông canh tác theo hướng sinh học đã ưu tiên lựa chọn sản phẩm này để giảm sự ảnh hưởng của thuốc tới cây trồng cũng như tới môi trường đất và quần thể thiên địch.

Cách dùng:
- Liều lượng: 0.2 – 0.3 lít/ha
- Lượng nước phun 500 – 600 lít/ha.
- Phun thuốc khi sâu tuổi nhỏ
Giá bán: khoảng 87,000₫/chai 450ml
Các nguyên tắc làm giảm nguy cơ sâu ăn lá ở cây hồ tiêu
- Kiểm tra thường xuyên, phát hiện và xử lý kịp thời sâu ăn lá ở giai đoạn đầu mới phát triển. Nếu thấy các bộ phận của cây tiêu bị sâu bệnh thì cần phải tiến hành chữa trị ngay lập tức bằng việc hủy mầm bệnh và tránh lây lan.
- Phòng ngừa nhiễm sâu ăn lá ở hồ tiêu bằng cách làm sạch hay khử trùng các dụng cụ đã dùng để cắt tỉa các bộ phận của cây tiêu này trước khi chuyển sang dùng trên cây tiêu khác. Cần phải làm sạch và khử trùng các dụng cụ đã dùng ở vườn tiêu bị nhiễm.
- Để kiểm soát sâu ăn lá, bà con cần vệ sinh vườn tiêu, giữ vườn luôn sạch sẽ. Cần phải cung cấp độ thoáng và đầy đủ ánh sáng cho vườn tiêu. Bà con nên trồng cây che phủ đất giữa các hàng tiêu bằng các loại cây họ đậu như lạc…Bên cạnh đó cần hạn chế xới đất trong vườn, tốt nhất là nên nhổ cỏ bằng tay
Các loại thuốc trên bán ở đâu?
Bạn có thể đặt mua thuốc trừ sâu ăn lá ở cây hồ tiêu trực tiếp tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp hoặc các cửa hàng giống cây trồng gần hoặc tiện nhất. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm thông tin và đặt mua online tại các website bán vật tư nông nghiệp uy tín như agriviet.org/shop
—
Như vậy, Agriviet đã cung cấp những thông tin tổng quan về danh sách các loại thuốc đặc trị sâu ăn lá ở cây hồ tiêu hiệu quả nhất, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có được những kiến thức hữu ích để tra cứu và sử dụng cho quá trình chăm sóc vườn hồ tiêu đạt năng suất chất lượng cao !!
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.