Tổng hợp TOP 5 thuốc trừ bọ xít hôi ở lúa cạn được ưa chuộng hiện nay

Danh mục:

Mô tả

Nhận dạng bọ xít hôi trên lúa cạn

Bọ xít hôi thuộc họ bọ xít mép, bộ cánh nửa. Con trưởng thành có màu xanh hơi vàng, pha màu nâu, con ấu trùng (bọ xít non) có màu vàng lục. Chúng thường xuất hiện ở giai đoạn lúa ngậm sữa ở tất cả các môi trường trồng lúa, toả ra mùi khó chịu vào buổi chiều tối. Bọ xít hôi phát triển mạnh ở các khu vực nhiều cỏ dại, xen kẽ trồng lúa. Thời tiết mưa phùn, ấm áp là lúc chúng phát triển nhanh nhất. Bọ xít hôi tấn công cây lúa bằng cách hút chất dinh dưỡng của hạt lúa đang phát triển từ giai đoạn trổ bông đến khi hạt chín sáp dẫn đến tình trạng hạt lép hoặc không ngậm đầy, gié lúa bạc màu và thẳng đứng.

Danh sách TOP 5 thuốc trừ bọ xít hôi ở lúa cạn được chuyên gia khuyên dùng

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thuốc trừ bọ xít hôi ở lúa cạn nhưng việc chọn loại nào để cho hiệu quả nhanh, loại nào phòng trừ được lâu dài mới là băn khoăn của nhiều bà con làm nông nghiệp. Sau đây, AgriViet xin giới thiệu tới bà con Danh sách TOP 5 thuốc trừ bọ xít hôi ở lúa cạn được chuyên gia khuyên dùng.

1. Sapen – Alpha 5EC giúp tiêu diệt bọ xít hôi cho lúa cạn

Nhờ cơ chế tiếp xúc, vị độc, Sapen – Alpha 5EC có khả năng xua đuổi bọ xít hôi, làm chúng biếng ăn, đem lại hiệu quả nhanh và kéo dài. Thành phần chính có trong thuốc là hoạt chất Alpha-cypermethrin, một hoạt chất được sử dụng phổ biến trong các thuốc bảo vệ thực vật nhằm điều trị nhiều loại côn trùng và sâu hại tấn công cây trồng. Thuốc được đóng gói ở nhiều dạng và thể tích khác nhau nên bà con có đa dạng lựa chọn phù hợp với mục đích sử dụng của mình.



Sapen – Alpha 5EC giúp tiêu diệt bọ xít hôi cho lúa cạn
Sapen – Alpha 5EC giúp tiêu diệt bọ xít hôi cho lúa cạn

Cách dùng

  • Liều lượng: 0.2 – 0.4 lít/ha
  • Lượng nước phun 320 – 400 lít/ha. Phun thuốc khi sâu hại xuất hiện

Giá tham khảo: 70.000 đồng/480ml

2. Bảo vệ lúa cạn khỏi bọ xít hôi với Bisector 500EC

Bisector 500EC chứa Dimethoate và Fenobucarb là thuốc bảo vệ thực vật thuộc nhóm lân hữu cơ, có công dụng điều trị bọ xít hôi trên cây lúa cạn an toàn và hiệu quả. Thuốc có tác động tiếp xúc, vị độc và khả năng nội hấp mạnh nên phòng trừ hiệu quả đối với các loài chích hút như rệp, nhện đỏ, bọ trĩ, bọ xít, sâu vẽ bùa, … trên nhiều loại cây trồng.

Bảo vệ lúa cạn khỏi bọ xít hôi với Bisector 500EC
Bảo vệ lúa cạn khỏi bọ xít hôi với Bisector 500EC

Cách dùng

  • Liều lượng: 1.2 lít/ha
  • Lượng nước 400 – 500 lít/ha. Phun thuốc khi mật độ sâu khoảng 3 – 5 con/ lá

Giá tham khảo: Liên hệ

3. Dùng Emasuper 1.9EC để xử lý bọ xít hôi cho lúa cạn

Với thành phần chính là hoạt chất Emamectin benzoate, thuốc trừ sâu sinh học Emasuper 1.9EC tác động lên côn trùng gây hại bằng cách gây rối loạn và cắt đứt quá trình dẫn truyền của dây thần kinh vận động, khiến sâu non lập tức ngừng ăn khi trúng phải thuốc, tê liệt và chết. Bằng cơ chế tiếp xúc, vị độc lên sâu hại, thuốc phổ tác dụng rộng trên nhiều loại sâu bệnh hại ở đa dạng cây trồng khác nhau.

Cách dùng

  • Liều lượng: 300 – 350 ml/ha
  • Lượng nước phun 320 – 400 lít/ha. Phun thuốc khi thấy sâu xuất hiện

Giá tham khảo: Liên hệ

4. Tungatin 3.6EC thuốc trừ bọ xít hôi ở lúa cạn

Tungatin 3.6EC là thuốc dùng đặc trị bọ xít hôi trên lúa cạn. Ngoài ra, thuốc còn được đăng kí phòng trị các loại sâu bệnh khác như: sâu đục bẹ, sâu phao, sâu đục thân, nhện đỏ… Với thành phần hoạt chất Abamectin, Tungatin 3.6EC có khả năng diệt sâu mạnh, lâu dài và ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết. Đặc biêt, sản phẩm rất an toàn cho người do ít hình thành tính kháng của dịch hại.

Tungatin 3.6EC thuốc trừ bọ xít hôi ở lúa cạn
Tungatin 3.6EC thuốc trừ bọ xít hôi ở lúa cạn

Cách dùng

  • Liều lượng: 0.2 – 0.3 lít/ha
  • Lượng nước phun 400 – 600 lít/ha. Phun thuốc khi sâu tuổi nhỏ

Giá tham khảo: Liên hệ

5. Tạm biệt nỗi lo bọ xít hôi gây hại lúa cạn cùng Sadavi 95WP

Với cơ chế tiếp xúc, vị độc, cản trở hoạt động của cơ quan cảm nhận trong tế bào thần kinh, Sadavi 95WP có tác dụng hữu hiệu trong tiêu diệt bọ xít hôi ở lúa cạn. Đặc biêt, thuốc có phổ tác động rộng diệt cả trứng sâu, trừ được nhiều loại sâu miệng chích, miệng nhai. Tuy nhiên, Sadavi 95WP thuộc nhóm độc 2 nên bà con cần hết sức cẩn thận trong khi sử dụng thuốc.

Tạm biệt nỗi lo bọ xít hôi gây hại lúa cạn cùng Sadavi 95WP
Tạm biệt nỗi lo bọ xít hôi gây hại lúa cạn cùng Sadavi 95WP

Cách dùng

  • Liều lượng: 0.5 kg/ha
  • Lượng nước phun 540 – 770 lít/ha

Giá tham khảo: Liên hệ

Một vài chú ý khi bà con trừ bọ xít hôi ở lúa cạn

  • Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, diệt trừ những loài cỏ dại ký của bọ xít như cỏ bông tua, cỏ mần trầu và các loài đậu.
  • Tưới nước thường xuyên để kích thích lúa tăng trưởng phát triển nhưng tránh tăng độ ẩm quá mức cần thiết.
  • Kiểm tra cánh đồng thường xuyên để phát hiện các dấu hiệu của bọ, bắt đầu từ giai đoạn trước khi trổ bông.
  • Bảo vệ các loài côn trùng có ích như ong, châu chấu, nhện,…
  • Nếu có thể, bà con nên sử dụng các giống lúa chín muộn để tránh đỉnh điểm phát triển số lượng quần thể của bọ xít hôi.

Mua TOP 5 thuốc trừ bọ xít hôi ở lúa cạn được chuyên gia khuyên dùng ở đâu?

Bạn đọc có thể đặt mua TOP 5 thuốc trừ bọ xít hôi ở lúa cạn được chuyên gia khuyên dùng trực tiếp ở các cửa hàng bán vật tư nông nghiệp hoặc các hiệu thuốc bảo vệ thực vật gần hoặc tiện nhất. Bạn cũng có thể đặt mua thuốc online tại các website bán vật tư nông nghiệp uy tín như agriviet.org/shop

Như vậy, Agriviet đã cung cấp những thông tin tổng quan về Tổng hợp TOP 5 thuốc trừ bọ xít hôi ở lúa cạn được ưa chuộng hiện nay, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có được những kiến thức hữu ích để tra cứu và sử dụng cho quá trình chăm sóc cây trồng đạt năng suất nhất!

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Tổng hợp TOP 5 thuốc trừ bọ xít hôi ở lúa cạn được ưa chuộng hiện nay”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *