Mô tả
Khoai lang và vấn đề sâu bệnh hại
Khoai lang là cây trồng phổ biến và là sản phẩm nông sản xuất khẩu của nước ta. Cây khoai lang dễ trồng tuy nhiên chúng cũng mắc một số sâu bệnh gây ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng củ. Bài viết dưới đây do các chuyên gia nông nghiệp của AgriViet tổng hợp về các sâu bệnh hại khoai lang nhằm giúp bà con có thêm hiểu biết về tình hình sâu bệnh hại và cách ứng phó trong qúa trình canh tác
Top 6 loại sâu hại cây khoai lang phổ biến nhất
Trên thực tế đồng ruộng có rất nhiều loại sâu bệnh tấn công cây khoai lang nhưng trong đó có 6 loại gây hại chính là sâu ăn lá, sâu ăn dây, bọ hà, bệnh ghẻ, bệnh sẹo đen và bệnh virus hại khoai lang. Chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết từng bệnh hại dưới đây nhé
1. Sâu ăn lá khoai lang Herse (agrius) concolvuli
Mặc dù có hơn 180 loại sâu ăn lá ở khoai lang nhưng chỉ có loài Herse (agrius) concolvuli có khả năng gây hại mạnh nhất
Đặc tính sinh học: Trưởng thành của sâu đẻ trứng đơn lẻ trên thân hoặc mặt dưới lá khoai lang. Sau 6-8 ngày sâu non sẽ nở ra và bắt đầu gặm lá. Sâu có màu xanh lục, có 1 mũi nhọn ở phần đuôi
Khả năng gây hại
Sâu non sẽ gặm biểu bì lá, sâu trưởng thành có khả năng cắn thủng làm rách lá lỗ chỗ. Với mật độ sâu lớn chúng có thể làm trụi lá nghiêm trọng gây ảnh hưởng tới khả năng quang hợp cũng như năng suất củ khoai lang
Thuốc BVTV phòng trừ sâu ăn lá khoai lang có hiệu lực cao, giá thành rẻ là thuốc có hoạt chất malathion
2. Sâu ăn dây khoai lang omphisa anatomasalis
Đặc điểm sinh học
Sâu ăn dây khoai lang đẻ trứng đơn lẻ từng quả trên lá và thân cây. Sau khoảng 5-6 ngày trứng nở ra và sâu non đục vào thân, chúng tồn tại và gây hại trong vòng 35 ngày rồi hình thành kén, hóa nhộng trong thân ở gần lỗ đã đục sẵn để khi vũ hóa chúng sẽ thoát ra ngoài
Khả năng gây hại
Sâu đục rỗng các thân chính gây ảnh hưởng khả năng dẫn truyền dinh dưỡng lên nuôi lá và chuyển dinh dưỡng từ lá xuống nuôi củ. Do đó gây hại nghiêm trọng tới năng suất củ khoai lang
Ngoài ra sâu còn đục xuống các rễ củ gây hại cho củ, làm giảm không những năng suất mà còn cả phẩm chất của chúng
3. Bọ hà hại khoai lang
Đặc tính sinh học
Bọ hà đẻ trứng đơn lẻ trong các lỗ hổng trong rễ hoặc thân của dây khoai lang. Sau 6 ngày trứng nở thành sâu non và bắt đầu đục vào phần trong của bộ phận bị gây hại. Chúng sẽ tồn tại ở vị trí đó trong khoẳng 25-35 ngày rồi hóa nhộng ngay trong rễ.
Tác hại của bọ hà
Sâu non ăn rễ gây mất khả năng hút chất dinh dưỡng nuôi cây của rễ. Ngoài ra, các rễ củ bị sâu hại sẽ có mùi hôi, mất hoàn toàn giá trị thương phẩm
Ngoài ra, bọ hà cũng có thể gây hại trên lá làm lá rụng, gây giảm khả năng quang hợp của cây
4. Bệnh ghẻ khoai lang
Tác nhân gây hại: do nấm Sphaceloma batatas Sawada gây ra
Triệu chứng và tác hại
Bệnh xuất hiện chính ở phần thân và lá. Ban đầu vết bệnh xuất hiện với kích thước nhỏ hình bầu dục; có màu trắng xám sau chuyển sang nâu nhạt. Sau đó vết bệnh chuyển sang dạng sần sùi mà nâu xám hoặc nâu tối. Các vết bệnh có khả năng liên kết nhau tạo thành vệt hoặc từng đám bệnh lớn trên thân, cuống lá
Tại các lá bệnh, phần mặt dưới thường bị co tụm lại thành đám nhỏ trên gân lá và tahan chính làm cho chúng nhìn cong queo, teo nhỏ. Triệu chứng này dễ làm người trồng nhầm lẫn cây đang mắc bệnh virus
Thuốc BVTV: Bà con có thể dùng thuốc Score 250ND để phòng trừ bệnh ghẻ cho khoai lang hiệu quả
5. Bệnh sẹo đen khoai lang
Nguyên nhân gây hại: do nấm Ceratostomella Fimbriata gây ra
Triệu chứng, tác hại
Bệnh gây hại chính trên bộ phận rễ và củ của khoai. Đôi khi bệnh có thể tấn công lên mầm và thân cây
ban đầu vết bệnh là các chấm nhỏ hình bầu dục hoặc tròn có màu xanh đen dần chuyển màu xám đen. Các vết này lõm xuống và có mùi hôi, ủng nước, trên bề mặt xuất hiện bào tử nấm màu đen nhỏ
Bênh sẹo khoai lang làm giảm giá trị thương phẩm của củ khoai, đồng thời gây bị đắng ảnh hưởng tới chất lượng củ khoai sau thu hoạch
Thuốc BVTV đặc hiệu với bệnh ghẻ khoai lang bà con có thể sử dụng là Thiabendazole
6. Bệnh virus chân chim hại khoai lang (SPFMV)
Nguyên nhân
Virus chân chim thuộc nhóm Potyvirrus, chúng lây truyền vào khoai lang nhờ rệp hoặc do các vết thương cơ giới
Tác hại
Bệnh thường gây hiện tượng mất diệp lục khiến lá cây chuyển màu xanh nhạt, lá bị co hẹp hoặc biến dạng. Tại vị trí mép lá có các vết khảm màu xanh thẫm, gân và 2 mép lá có màu lá mạ
Bệnh có thể gây các mép lá và gân lá già chết hoại tử. Trên vỏ củ bệnh tạo thành các vành đai, có vết nứt như chân chim màu nâu đỏ, thịt củ có dạng sợi bấc sau đó chết
Các biện pháp khác để phòng trừ tốt sâu bệnh hại khoai lang
- Chọn củ giống từ nơi uy tín hoặc từ các ruộng sạch bệnh
- Bà con nên sử lý củ giống bằng thuốc BVTV trước khi trồng
- Dọn sạch tàn dư trước vụ trồng
- Kết hợp làm cỏ và vun luống cho khoai lang
- Tránh gây tổn thương lá, thân cây trong quá trình chăm sóc
- Khi cây có dấu hiệu bệnh bà con hãy dùng thuốc BVTV theo hướng dẫn phía trên
—
Như vậy, Agriviet đã giới thiệu những thông tin chi tiết về Tổng hợp 6 loại sâu bệnh gây hại chính trên cây khoai lang, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có được những kiến thức hữu ích để chăm sóc cây đạt chất lượng tốt nhất và mang lại năng suất cao cho mỗi vụ mùa.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.