Mô tả
Tầm quan trọng của việc nhận biết sâu bệnh hại ở thông
Thông là loại cây trồng không phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Chúng xuất hiện chủ yếu ở dọc tuyến đường quốc lộ hay trong công viên. Không chỉ có tác dụng làm cảnh mà cây thông còn được khai thác để lấy gỗ, mang lại giá trị kinh tế cao.
Muốn chất lượng cây đạt hiệu quả cao nhất thì phải biết cách chăm sóc cây trồng khỏi mắc sâu bệnh hại. Nếu chủ quan, phát hiện muộn và không có những biện pháp xử lý kịp thời rất có thể cây thông sẽ bị tổn hại bên trong, cây kém phát triển thậm chí là gãy chết. Vì vậy, bà con nào có ý định trồng thông hãy tìm hiểu kĩ thông tin về 5 loại sâu bệnh hại ở thông phổ biến nhất để có một vườn thông xanh tốt.

Danh sách 5 loại sâu bệnh hại ở thông phổ biến nhất
Sâu róm hại thông
Đặc điểm hình dáng:
- Trứng: trứng có hình khối e líp. Khi mới đẻ, trứng có màu xanh nhạt, sau dần chuyển thành màu hồng, khi sắp nở có màu hồng sẫm
- Sâu non: gồm 12 đốt, thân có phủ lông đơn và lông kép
- Sâu trưởng thành: kích thước khoảng 30mm, màu nâu đất, thân phủ lông dẹt, dầy, màu nâu, có vòi, râu miệng vểnh lên, mắt màu xanh vàng
Đặc điểm gây hại: Ban ngày nấp trên cành cây hoặc lá thông. Sâu non mới nở sống thành bầy đàn và có khả năng gây hại rất mạnh. Sâu róm ăn trụi lá sẽ làm giảm khả năng quang hợp tạo nguồn nhựa luyện nuôi cây sinh trưởng, làm cây chậm lớn, giảm sức chống chịu với bệnh tật và ngoại cảnh.
Thuốc BVTV khuyên dùng: Dimilin 25 WP, Sherpa 25EC, Trebon 10EC, Ofatox 400EC,…
Sâu đục nõn ở thông
Sâu đục nõn ở thân hoạt động ít vào ban ngày, chủ yếu đẻ trứng, gây hại vào ban đêm.
Nhận biết sâu đục nõn ở thông:
- Nhộng màu nâu vàng đến nâu sẫm, mỗi đốt có 1đôi lỗ thở, mép đốt có hình răng cưa
- Sâu non: có màu trắng sữa hoặc hơi vàng, đầu màu nâu sẫm, trên các đốt có những hàng lông thưa. Sâu dài khoảng 0,7- 1cm
- Sâu trưởng thành: cánh sau màu vàng nhạt, cánh trước màu nâu đỏ. Râu hình sợi chỉ, khi đậu râu xếp dọc trên cánh. Sâu có vòi ngắn và tiêu giảm
Tác hại:
- Sâu trưởng thành đẻ trứng rải rác ở nõn, trên cành, nhánh thông, có khi trên các kẽ lá của nõn thông. Sau khi nở, sâu non đục qua lớp vỏ vào trong, chỗ đục lúc đó có nhựa chảy ra và tạo thành cục hay những vệt nhựa trên nõn, cành hoặc thân thông.
- Sâu đục nõn làm cho cây bị xoắn vặn, đặc biệt có cây bị đục thành vòng khép kín quanh thân làm cho cây bị chết do không vận chuyển được chất dinh dưỡng.
- Nõn sâu bị hại ban đầu bị héo, lâu dần chuyển sang màu vàng, chết rồi trở thành màu nâu sẫm.
Giới thiệu thuốc BVTV tốt nhất: Ofatox 400EC, Nitox 30EC,…
Sâu đục thân ở thông
Tương tự như sâu đục nõn ở trên, sâu đục thân gây hại khi cây còn nhỏ, làm kìm hãm sự phát triển của cây, có thể gây đổ cây nếu mật độ sâu quá đông.
Đặc điểm bề ngoài:
- Sâu đực: đầu ngực và cánh trước có màu nâu nhạt, giữa cánh có một chấm đen
- Sâu cái có màu trắng vàng hoặc vàng nhạt, giữa cánh có 1 chấm đen. Sâu dài khoảng 10- 13mm.
Khả năng gây hại: Sâu non đục lỗ vào trong thân gỗ, tạo thành đường hầm ngày càng lớn theo sự phát triển của nó, phá hủy phần giác gỗ. Sâu làm cản trở quả trình chuyển chất dinh dưỡng lên cành, lá cây khiến cành khô héo và chết.
Thuốc BVTV nên dùng: Ofatox 400EC, Nitox 30EC,…
Bệnh gỉ sắt trên thông
Bệnh gỉ sắt phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết mát mẻ, nhiệt độ trung bình, độ ẩm cao.
Nguyên nhân: Nấm gỉ sắt gây ra (Puccinia maydis)
Triệu chứng: Vết bệnh xuất hiện trên thân có dạng hình cầu hoặc hình gần cầu, sau phát triển về phía đối diện và tạo thành một u tròn đều cả hai phía. Cây lớn tuổi bị nhiễm bệnh ít khi cây bị chết trừ trường hợp cây bị nhiễm nặng nên u bướu tồn tại nhiều năm trên cây.
Khi mắc bệnh gỉ sắt, cây rất dễ bị gãy, khả năng sử dụng gỗ thấp làm giảm năng suất, phẩm chất gỗ, tính kinh tế từ đó cũng giảm theo.
Thuốc BVTV tác dụng tốt: Anvil, OMEGA-MEFON 15WP, Hexado 155SC, Daric 300SC, Gone super 350EC,…
Bệnh thối cổ rễ ở thông
Bệnh thối cổ rễ là một trong những bệnh phổ biến nhất và cũng nguy hiểm nhất ở cây thông. Bệnh có thể gây hại ở mọi giai đoạn ở cây trồng gây lãng phí công chăm sóc của bà con.
Nguyên nhân gây bênh: nấm Rhizoctonia và một số ít trường hợp là Fusarium gây ra.
Biểu hiện:
- Bệnh có rễ và cổ rễ phồng lên chứa nhiều nước sau đó sẽ thối dần, phần lá bị khô héo và chết dần. Bệnh làm cho tế bào cổ rễ mất đi, lớp vỏ ngoài bị thối đen làm cho rễ mới khó có khả năng hình thành.
- Bệnh thối cổ rễ còn tấn công cả ở hạt giống và cây con, khiến chúng không thể phát triển được gây thiệt hại nặng về kinh tế của bà con
Thuốc BVTV khuyên dùng: Monceren 250 SC, Monceren 70WP,…
Biện pháp hạn chế sự tấn công của sâu bệnh hại ở thông
- Chọn giống cây khỏe, trồng đúng kĩ thuật
- Sử dụng bẫy đèn để bắt sâu hại, giảm thiệt hại do chúng gây ra trên cây trồng. Có thể sử dụng vợt, gậy để bắt sâu non, thu trứng, thu kén, bắt ngài nhằm làm giảm số lượng sâu hại ở thông từ đó làm hạn chế thiệt hại do chúng gây ra.
- Trồng luân canh, xen vụ để hạn chế sự phát triển của sâu hại
- Nuôi các côn trùng có ích, bảo vệ thiên địch có sẵn tron tự nhiên
Như vậy, Agriviet đã cung cấp những thông tin tổng quan về 5 loại sâu bệnh hại ở thông phổ biến nhất, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có được những kiến thức hữu ích để tra cứu và sử dụng cho quá trình chăm sóc cây táo đạt năng suất và chất lượng cao.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.