Mô tả
Đặc điểm bệnh bạc lá trên cây lúa
Tác nhân gây bệnh
Bệnh bạc lá hay còn gọi là cháy bìa lá lúa do vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae (Xoo) gây ra, là bệnh gây hại điển hình trên cây lúa. Vi khuẩn phát triển rất mạnh trong điều kiện mưa ẩm, xâm nhập vào lúa qua thủy khổng, lỗ khí ở trên mút lá, đặc biệt là vết thương cơ giới trên lá. Những lá bệnh thường tiết ra những giọt keo chứa mầm bệnh, do va chạm hoặc gió mà phát tán và lan truyền đến các cây khác.
Biểu hiện triệu chứng
Bệnh bạc lá lúa phát sinh phá hại suốt thời kỳ mạ đến chín. Lúa nhiễm bệnh điển hình có 3 triệu chứng: bạc lá, vàng nhợt, héo xanh và lá dễ bị khô. Trên mạ thì có một số biểu hiện như: có những vết dài ngắn khác nhau màu xanh vàng hoặc nâu bạc trên mút lá hoặc mép lá mạ.
Vết bệnh từ mép lá lan dần theo đường gợn sóng hoặc thẳng vào phiến lá hoặc xuống gân chính, ban đầu màu xanh tái vàng lục, sau cháy khô màu nâu xám. Khi cây lúa bị bệnh sẽ làm cho lá đòng tàn khô, xơ xác, giảm quang hợp, hạt lép, năng suất sụt giảm rõ rệt.
Dùng thuốc gì để điều trị bạc lá cho cây lúa hiệu quả
Bệnh bạc lá ở cây lúa gây sụt giảm năng suất, dẫn đến thiệt hại về kinh tế lớn cho bà con nông dân. Để diệt trừ loại bệnh hại này, bà con nên tham khảo danh sách 4 loại thuốc trừ bạc lá cho cây lúa được ưa chuộng do đội ngũ các kỹ sư AgriViet gợi ý dưới đây.
Dùng thuốc Kagomi 3SL đặc trị bệnh bạc lá ở lúa
Thành phần chính Kasugamucin có trong Kagomi 3SL là kháng sinh chiết xuất từ sự lên men của nấm Streptomyces kusagaensis, có tác dụng trừ nấm bệnh và vi khuẩn trên nhiều loại cây trồng, đặc biệt hiệu quả cao cả phòng và trừ. Thuốc có thể được dùng để pha trộng với các loại thuốc khác. Ngoài ra thuốc còn an toàn với chim, cá, ong nên bà con có thể yên tâm sử dụng.

Cách dùng
- Liều lượng: 1.0-1.2 lít/ha
- Thời gian cách ly: 7ngày (Khoảng thời gian tính bằng ngày từ lần xử lý cuối cùng đến khi thu hoạch)
- Lượng nước phun 400 – 600 lít/ha. Phun thuốc khi tỷ lệ dảnh bị hại khoảng 5-10%
Giá tham khảo: Liên hệ
Riazor gold 110WP – thuốc trừ bạc lá ở lúa chất lượng nhất trên thị trường
Riazor gold 110WP là sự kết hợp giữa ba hoạt chất Gentamycin sulfate 15g/kg + 45 g/kg Ningnanmycin+ 50g/kg Streptomycin sulfate : 110 g/kg cùng các tá dược khác. Trong đó Ningnanmycin là hoạt chất sinh học có vai trò kiềm chế sự tổng hợp protein của virus, tiêu diệt nấm, tiêu diệt khuẩn, đặc trị bệnh bạc lá ở lúa, đồng thời kích thích sự sinh trưởng của cây lúa.

Cách dùng
- Liều lượng: 0.4 – 0.6 kg/ha
- Thời gian cách ly : 5ngày (Khoảng thời gian tính bằng ngày từ lần xử lý cuối cùng đến khi thu hoạch)
- Lượng nước phun 400 – 500 lít/ha. Phun thuốc khi tỷ lệ bệnh khoảng 5-10%
Giá tham khảo: Liên hệ
Cây lúa không còn bệnh bạc lá với thuốc Novinano 55WP
Novinano 55WP có chứa 2 thành phần kháng sinh mạnh là Kasugamycin và Streptomycin sulfate, giúp phòng và diệt sạch các loại vi khuẩn gây hại trên cây trồng. Thuốc có tính tiếp xúc, lưu dẫn mạnh, phát huy hiệu quả sau chỉ 1 giờ phun thuốc, do vậy đặc trị bạc lá ở lúa rất hữu hiệu. Novinano 55WP có tính an toàn cao với môi trường, các loài côn trùng có lợi và được các chuyên gia khuyến nghị sử dụng phù hợp với chương trình IPM, GAP,…

Cách dùng:
- Liều lượng: 0.4-0.5 kg/ha
- Lượng nước phun 400-500 lít/ ha.
- Phun thuốc khi tỷ lệ bệnh khoảng 5-10%
Giá tham khảo: 32-35.000đ / gói 20g
Thuốc Saipan 2SL trừ bạc lá ở lúa được nhiều người tin dùng
Thuốc Saipan 2SL với Kasugamycin (min 70 %) có trong thành phần có tác dụng gây ức chế với vi khuẩn và nấm phát triển, phòng và trừ gây bạc lá đến cây lúa. Ngoài ra, thuốc còn giúp kích thích sự tăng trưởng của cây, hiệu lực nhanh, mạnh và kéo dài.

Cách dùng: Lượng nước phun 400 – 600 lít/ha. Phun thuốc khi tỷ lệ bệnh khoảng 5-10%
Giá tham khảo: 45.000đ – 55.000 đ
Những điều bà con cần lưu ý để phòng trừ bạc lá ở lúa đạt kết quả tốt nhất
- Sử dụng các giống lúa chóng bệnh, chịu bệnh để gieo trồng là biện pháp chủ đạo trong phòng trừ bệnh bạc lá. Xử lý hạt giống trước khi gieo nếu lô hạt bị nhiễm.
- Tuân thủ về kỹ thuật trong biện pháp thâm canh
- Bón phân đúng kỹ thuật, đúng giai đoạn, tỉ lệ N,P,K hợp lí, chú ý không nên bón kali vào lúc lúa đứng cái vì như vậy cây lúa bị huy động đạm nên dễ bị bạc lá.
- Ruộng cần điều chỉnh mức nước thích hợp
- Cấy mạ đủ tuổi cũng là một biện pháp giảm nhẹ bệnh.
- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, nhất là sau những đợt mưa giông, bão. Khi thấy bệnh xuất hiện, dừng ngay viêc bón phân đạm, không phun các chất kích thích sinh trưởng, các loại phân bón lá và luôn giữ đủ nước trong ruộng.
Mua các những loại thuốc trị bạc lá cho lúa ở đâu?
Bà con có thể lựa chọn đến mua các loại thuốc trong TOP 4 thuốc trừ bạc lá ở lúa hiệu quả nhất trực tiếp tại cửa hàng bán vật tư nông nghiệp gần nhất và thuận tiện nhất, hoặc bà con có thể yên tâm đặt mua online qua các website phân phối vật tư nông nghiệp uy tín của Agriviet như agriviet.org/shop.
–
Vậy là các kỹ sư nông nghiệp của AgriViet đã gợi ý đến bà con danh sách những loại thuốc phòng trừ bệnh bạc lá cho cây lúa được ưa chuộng nhất nhằm giúp bà con tiêu diệt loại bệnh hại này và có một vụ mùa bội thu, đem lại hiệu quả kinh tế cao. AgriViet rất hân hạnh được đồng hành cùng bà con trong phát triển nông nghiệp. Còn điều gì thắc mắc bà con hãy bình luận xuống bên dưới, đội ngũ AgriViet luôn sẵn sàng giải đáp.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.