Tổng hợp 3 loại bệnh hại ở vải ai cũng nên biết

Danh mục:

Mô tả

Vì sao cần tìm hiểu về bệnh hại ở vải

Vải là cây ăn quả đặc sản, có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên trồng vải trở nên không dễ dàng bởi sự xâm nhập từ nhiều nguồn bệnh hại khác nhau. Mỗi loại bệnh lại có đặc điểm và cách phòng trừ riêng, chúng gây ra nhiều thiệt hại mà không bà con nào mong muốn. Chính vì vậy bà con nên tìm hiểu thêm kiến thức về bệnh hại ở vải qua bào viết Tổng hợp 3 loại bệnh hại ở vải ai cũng nên biết dưới đây của chúng tôi.

Giới thiệu 3 loại bệnh hại ở vải ai cũng nên biết

Bệnh mốc sương hại vải

Nguyên nhân:  do một loại nấm có tên khoa học là Peronophythora litchii gây ra

Triệu chứng: Bệnh chủ yếu tấn công khi cây trồng ở giai đoạn ra hoa, kết quả



Bệnh mốc sương hại vải
Bệnh mốc sương hại vải
  • Trên lá: vết bệnh xuất hiện ở mép lá và dần dần lan xuống, lá cây bị khô dần và chuyển thành màu nâu gây mất thẩm mỹ cho vườn vải.
  • Trên hoa: trên chùm hoa xuất hiện những đốm đen nhỏ, sau lan dần xuống cuống hoa khiến toàn bộ chùm hoa chuyển màu đen. Nếu trời khô nắng cuống hoa bị khô, tóp lại. Nếu có mưa ẩm nhánh hoa và cuống hoa bị thối gãy, quả bị rụng.
  • Trên quả: Bệnh hại từ lúc quả con xanh đến lúc quả chín. Vết bệnh xuất hiện không đều màu nâu sậm trên quả. Khi gặp điều kiện thuận lợi, bệnh làm cho cuống và quả bị đen, nứt ra, chảy nước và có mùi chua, thịt quả nát, không thể ăn được.

Bệnh thán thư trên vải

Thán thư là bệnh hại ở hầu hết các bộ phận cây vải. Bệnh hại trên lá non, lá bánh tẻ, nụ, hoa; trên quả từ khi mới hình thành cho đến lúc thu hoạch.

Bệnh thán thư trên vải
Bệnh thán thư trên vải

Nguyên nhân chính: do nấm Colletotrichum gây hại làm chết cây con mới trồng và ảnh hưởng đến năng suất của cây trưởng thành và mẫu mã, chất lượng trái khiến giá trị thương phẩm bị giảm.

Biểu hiện:

  • Vết bệnh có biểu hiện làm cháy khô mép lá, đầu lá, xuất hiện ranh giới giữa phần bị bệnh và không bị bệnh là đường màu nâu vàng.
  • Bệnh làm thối đen lõm ở giữa trên nụ, hoa, và quả. Trên quả già, vết bệnh thối khô hay thối ướt màu xám đen hơi lõm, nứt ở giữa
  • Bệnh phát sinh mạnh trong điều kiện trời ấm và ẩm trong tháng 3 và 4, đặc biệt khi có mưa phùn trùng lúc cây đang ra hoa và hình thành quả non gây hiện tượng rụng hoa, rụng quả.

Bệnh sém mép lá ở vải

Bệnh sém mép là phát triển mạnh vào các tháng mùa mưa, đặc biệt là tháng 2, 3, 4 hàng năm.

Nguyên nhân: do nấm Gloeosporium sp gây ra

Tác hại: Bệnh làm tổn thương các mô lá, tạo thành các vết khô ở đầu và mép lá

Biện pháp phòng trừ bệnh hại ở vải hiệu quả nhất

  • Tỉa cành tạo tán cho vườn thoáng mát, cung cấp ánh sáng đầy đủ cho cây trồng
  • Bón phân tiếp thêm chất dinh dưỡng, tăng sức đề kháng cho cây vải chống chọi lại bệnh hại.
  • Thường xuyên thăm vườn, phát hiện bệnh hại phải nhanh chóng tiêu hủy cành, quả nhiễm bệnh để tránh lây lan sang cây khác.
  • Diệt cỏ dại đồng thời bảo vệ thiên địch trong vườn để ngăn chặn sự phát sinh của nấm và vi khuẩn gây bệnh.

Lưu ý: Thuốc BVTV luôn là biện pháp cấp thiết khi vườn vải bị bệnh hại lây lan quá mạnh. Dưới đây là danh sách thuốc BVTV được chuyên gia tại AgriViet khuyên dùng cho từng loại bệnh:

  • Thuốc BVTV dùng trị bệnh mốc sương ở vải: Mikal 800WG, Alpine 80WP, Aliette 800 WP, Rorigold 680WG, Kanras 72WP,…
  • Gợi ý thuốc BVTV trừ bệnh thán thư ở vải: Benlate 50WP, Carbezim 50EC, : Boocdo, Ridomil MZ 72WP, Aliette 80WP,…
  • Giới thiệu thuốc BVTV cho bệnh sém mép lá ở vải: Boocdo 1%, Ridomil MZ-72  0,2%,…

Như vậy, Agriviet đã cung cấp những thông tin tổng quan về 3 loại bệnh hại ở vải ai cũng nên biết, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có được những kiến thức hữu ích để tra cứu và sử dụng cho quá trình chăm sóc cây đạt năng suất và chất lượng cao.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Tổng hợp 3 loại bệnh hại ở vải ai cũng nên biết”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *