Mô tả
Tầm quan trọng của việc nhận biết các loại sâu thường gặp ở cà tím
Nhiều người yêu thích trồng cà tím vì cây có thời gian thu hoạch quả kéo dài. Tuy nhiên, trong quá trình trồng trọt, người trồng cũng thường xuyên đối mặt với nhiều loại sâu hại cà tím. Để đảm bảo chất lượng cũng như năng suất thu hoạch cà, bà con cần nhận biết chính xác mỗi loại sâu hại và thực hiện các biện pháp xử lý dịch hại kịp thời.
Danh sách các loại sâu phổ biến ở cà tím
1. Bọ phấn gây hại ở cà tím
Bọ phấn có thể gây hại cho cây cà tím trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, từ khi cây mới trồng cho đến khi cây được thu hoạch.
Đặc điểm nhận biết
- Bọ phấn trưởng thành có kích thước nhỏ, màu vàng nhạt với một lớp bột màu trắng như lớp phấn bao phủ trên cơ thể. Do đó, chúng được gọi là bọ phấn.
- Bọ phấn non có hình bầu dục, màu hơi xanh.
Khả năng gây hại
- Cả bọ phấn non và bọ trưởng thành đều có khả năng gây hại cho cà tím
- Chúng gây hại cho cây bằng cách chích hút nhựa ở ngọn cây và các lá non. Lá bị chích hút sẽ dần chuyển sang màu vàng. Kết quả là cây sinh trưởng và phát triển kém.
Sử dụng thuốc BVTV khi cần thiết
Trong trường hợp cần thiết, bà con có thể sử dụng các loại thuốc điển hình như Chersieu 75WG để giúp phòng trừ bọ phấn hại cây cà tím.
2. Bọ trĩ tấn công cà tím
Bọ trĩ thường xuyên gây hại cho cây cà tím.
Đặc điểm nhận biết
- Bọ trĩ có màu vàng nhạt với mắt màu đỏ và túi phân màu đỏ tươi ở phần đuôi.
Khả năng gây hại
- Bọ trĩ thường tập trung gây hại ở dưới lá đài và dưới của quả non.
- Ngoài ra, chúng còn chích hút hai bên đường gân chính của lá làm cho lá có những vết sẹo màu sét. Khi bị bọ trĩ tấn công ở mật độ dày đặc, lá cà sẽ bị vàng và rụng.
Dùng thuốc BVTV
Bà con có thể sử dụng 1 số thuốc BVTV như Pesieu 500SC, Tasieu 5WG, Chersieu 75WG… để phòng trừ bọ trĩ ở cà tím.
3. Cà tím bị nhện đỏ phá hoại
Thời tiết khô nóng là điều kiện thuận lợi để nhện đỏ gây hại ở cà tím một cách mạnh mẽ.
Đặc điểm nhận biết
- Nhện đỏ trưởng thành có kích thước rất nhỏ
- Khi còn nhỏ, nhện có màu xanh vàng, sau đó chuyển sang màu hồng và đỏ đậm khi chúng dần trưởng thành
Khả năng gây hại
- Nhện trưởng thành và nhện non đều có khả năng gây hại ở cà tím.
- Chúng gây hại bằng cách tập trung bám vào mặt dưới của phiến lá hoặc cả mặt trên để ăn biểu bì và hút dịch từ lá. Vết ăn của chúng tạo thằng những vết trắng lấm tấm nhìn như rắc bụi cám.
- Khi cây bị nhện đỏ phá hoại nặng, cây sẽ cho năng suất và chất lượng quả kém.
Sử dụng thuốc BVTV
Bà con cũng có thể sử dụng Pesieu 500SC…để phòng trừ nhện đỏ gây hại ở cà tím.
4. Rầy xanh gây hại cho cà tím
Rầy xanh là đối tượng gây hại thường xuyên ở cà tim.
Đặc điểm nhận biết
- Rầy trưởng thành có màu xanh lá mạ với bộ cánh xếp úp hình mái nhà màu xanh lục trong mờ.
- Rầy non mới nở có màu xanh nhạt.
Khả năng gây hại
- Rầy gây hại bằng cách chích hút dịch từ lá cây, tạo thành những lỗ nhỏ li ti. Sau đó, những vết chích này dần chuyển màu nâu sẫm.
- Khi cây bị hại nặng, cây sẽ trở nên cằn cỗi, sinh trưởng và phát triển kém.
Dùng thuốc BVTV để phòng trừ rầy xanh
Để hạn chế tác hại của rầy xanh, bà con có thể sử dung 1 số loại thuốc BVTV cho cây cà tím như Pesieu 500SC…
Một số giải pháp chung giúp bà con phòng trừ sâu hại ở cà tím
Để phòng trừ tốt sâu hại cho cây cà tím, bà con nên thực hiện kết hợp các biện pháp sau đây
- Sử dụng và trồng các giống có khả năng chống chịu sâu bệnh
- Không nên xen canh trồng cà tím với các cây trồng khác thuộc họ cà
- Thường xuyên dọn vệ sinh vườn, vun mô đất trồng cao, dễ thoát nước
—
Như vậy, Agriviet đã giới thiệu những thông tin chi tiết Một số loại sâu thường gặp ở cà tím và cách phòng trừ, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có được những kiến thức hữu ích để chăm sóc cây đạt chất lượng tốt nhất và mang lại năng suất cao cho mỗi vụ mùa.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.