Liệt kê 5 loại sâu hại ở táo gây hại nghiêm trọng nhất

Danh mục:

Mô tả

Lý do cần tìm hiểu sâu hại ở táo

Táo là loại quả được nhiều người yêu thích do quả có hương vị ngon, mang lại rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ngày nay, diện tích trồng táo đang được mở rộng. Điều này đồng nghĩa với việc tình hình sâu hại ở táo diễn ra phức tạp hơn.

Mỗi loại sâu hại sẽ có đặc điểm và cách điều trị khác nhau. Chính vì vậy, bà con canh tác quy mô lớn nên tìm hiểu kĩ về sâu hại ở táo để có thể tự mình quyết định biện pháp pháp phòng trừ hiệu quả. Bài viết Liệt kê 5 loại sâu hại ở táo gây hại nghiêm trọng nhất dưới đây sẽ cung cấp thông tin bổ ích đó cho bà con.

Gọi tên 5 loại sâu hại ở táo gây hại nghiêm trọng nhất

Ruồi đục trái ở táo

Ruồi đục trái là loại sâu hại nguy hiểm có ở nhiều loại cây ăn quả khác nhau. Quả bị hại sẽ bị giảm giá trị thương phẩm, không thể xuất khẩu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính kinh tế của bà con.



Đặc điểm nhận diện:

  • Trứng: có hình hạt gạo, màu trắng sữa, sẽ chuyển màu vàng nhạt lúc sắp nở
  • Dòi mới nở: màu vàng nhạt, ở miệng có móc. Kích thước đầy đủ khoảng 6- 8mm
  • Ruồi trưởng thành: dài 6- 9mm, đầu có dạng hình bán cầu, mặt trước màu nâu đỏ. Cơ thể có màu vàng nâu đỏ, cánh trong, ruồi thường hoạt động vào ban ngày
Ruồi đục trái ở táo
Ruồi đục trái ở táo

Đặc điểm gây hại:

  • Ban đầu ruồi đẻ trứng lên vùng tiếp giáp giữa vỏ và thịt quả. Vỏ trái nơi ruồi đục vào có màu đen, mềm, tiết nhựa ra, tạo điều kiện cho nấm bệnh tấn công làm thối trái và có thể bị rụng hoặc vẫn treo trên cây.
  • Dòi nở ra sẽ ăn sâu vào trong thịt táo. Quả bị nhiễm dòi sẽ thối rất nhanh sau đó sẽ rụng hàng loạt. Một quả có thể bị nhiều dòi tấn công

Rệp sáp hại táo

Do đặc điểm có lớp sáp trắng bao phủ bên ngoài kết hợp với sức sinh sản nhanh chóng nên việc tiêu diệt triệt để rệp sáp trở nên khó hơn bao giờ hết.

Nhận diện rệp sáp:

Con trưởng thành dài khoảng 2,5- 4mm, cơ thể được phủ một lớp sáp dày màu trắng. Chân phát triển, trên đốt chậu và đốt trầy chân sau có nhiều lỗ trong.

Tác hại: Rệp sáp gây hại ở giai đoạn khi trái còn non, chúng chích hút chủ yếu ở cuống trái và thân trái.

  • Trên lá: Rệp chích hút làm lá quăn queo
  • Trên quả non: nếu bị nhẹ thì quả sẽ bị chua, nhạt, ăn không ngon. Nếu bị nặng, quả sẽ không phát triển và dễ rụng sớm.
  • Trên quả trưởng thành: Rệp sáp tiết ra chất ngọt kích thích bồ hóng phát triển, làm trái bị phủ một lớp nấm màu đen bẩn, gây ảnh hưởng đến giá trị kinh tế mà táo mang lại

Nhện đỏ gây hại ở táo

Nhện đỏ được biết đến là loại sâu hại có thể kháng thuốc nên việc diệt trừ chúng khiến nhiều bà con phải đau đầu.

Hình dáng bên ngoài:

  • Thành trùng cái màu vàng nhạt hay hơi ngả sang màu xanh lá cây
  • Nhện có kích thước rất nhỏ hình bầu dục, có 8 chân. Trên cơ thể nhện có rất nhiều lông cứng mọc từ các u lồi. Khi mới nở nhện có màu vàng nhạt, khi lớn chúng chuyển sang hồng và đỏ đậm.

Dấu hiệu khi có nhện đỏ xuất hiện:

  • Xuất hiện nhiều đốm màu vàng, nâu hoặc trắng trên lá cây. Có mạng nhện màu trắng như sợi bông ở dưới lá cây
  • Cả nhện non và nhện trưởng thành đều bám trên bề mặt lá, chích hút nhựa từ lá làm cho lá có nhiều đốm li ti như bụi cám, sau đó lá chuyển dần sang màu xanh đen và nâu hơi đậm loang lổ, phiến lá bị phồng.

Sâu cuốn lá hại táo

Sâu cuốn lá là loại sâu thường phát triển mạnh vào mùa hè. Chúng phá hoại từ khi cây còn non đến khi cây có quả. Nếu không chủ ý để phòng tránh rất có thể gây bùng dịch do sâu có đặc điểm sinh sản nhanh.

Đặc điểm bên ngoài:

  • Trứng: kích thước nhỏ, hình bầu dục có vân mạng lưới rất nhỏ, trứng mới đẻ có màu hơi đục khi gần nở chuyển màu ngà vàng.
  • Sâu non: có màu trắng trong, đầu màu nâu đen. Sau này lớn lên sâu chuyển từ màu xanh lá mạ sang màu vàng, đầu màu nâu sáng.

Tác hại: Sâu non thường tấn công mặt dưới lá, sâu cắn phá lớp biểu bì, gây hại trên diện rộng. Từ tuổi 3 sâu bắt đầu nhả tơ để cuốn gập lá hoặc 2 mặt lá với nhau để trú ngụ bên trong và tiếp tục cắn phá lá đậu. Sâu cuốn lá gián tiếp ảnh hưởng tới năng suất táo do chúng cắn phá lá làm giảm khả năng quang hợp của cây.

Sâu đục trái trên táo

Sâu đục trái trên táo có nhiều loại tuy nhiên xuất hiện phổ biến nhất hiện nay là loại sâu màu hồng. Dù cơ thể nhỏ bé nhưng sâu đục trái màu hồng ở táo có sức tàn phá đáng lo ngại.

Đặc điểm nhận diện:

  • Ấu trùng: dài khoảng 10mm, đầu màu nâu, thân màu nâu hồng
  • Nhộng: mới nở màu lợt, lúc sắp vũ hóa chuyển sang màu nâu sậm, dài 6-8mm
  • Thành trùng: kích thước nhỏ, có chiều dài thân khoảng 6mm, màu nâu. Sâu thường đẻ trứng trên các trái non

Đặc điểm gây hại:

Con cái hoạt động vào ban đêm, đẻ trứng trên cuống hoặc thân của trái còn non. Sau khi sâu non nở sẽ chui vào thân ăn mất phần thịt bên trong khiến trái bị thối. Ở những chỗ đục sâu đùn phân ra ngoài, nếu gặp mưa hoặc điều kiện không khí ẩm, lỗ đục sẽ bị thối và chuyển dần thành màu nâu đen.

Phương pháp phòng trừ sâu hại ở táo khác

  • Vệ sinh vườn táo thường xuyên, cắt tỉa những cành sâu bệnh, khuất sau tán lá nhằm tạo môi trường thông thoáng, đầy đủ ánh sáng cho cây trồng phát triển.
  • Dùng Pheromone hay bẫy màu vàng để dụ ruồi đục trái, giảm sự tấn công của dịch hại trên táo hiệu quả
  • Xen canh những cây trồng khác để dẫn dụ sâu hại không gây hại trên táo.
  • Dùng vòi nước xịt thẳng vào tán lá để rửa trôi nhện đỏ.
  • Dùng túi nilon bao trái để hạn chế sâu hại đẻ trứng trên quả, tránh được sự tấn công của sâu hại khác.

 Bà con hãy chuyển sang dùng các dung dịch độc hoặc thuốc trừ sâu khi số lượng sâu hại vượt khỏi tầm kiểm soát và các phương pháp tự nhiên dường như không có tác dụng. Danh sách thuốc BVTV phù hợp từng loại sâu hại ở táo được chia sẻ ở dưới đây:

Chú ý: Đảm bảo thời gian cách lý theo nhà sản xuất hướng dẫn.

  • Thuốc BVTV khuyên dùng trị ruồi đục trái ở táo: Sairifos 585 EC, Altach 5EC, Wellof 330EC,…
  • Gợi ý một số thuốc BVTV nên dùng trị rệp sáp: Applaud 10WP; Pyrinex 20EC 30-35ml/ 8 lít, Fenbis 25 EC 30-35ml/8 lít, dầu D-C Tron plus 98,8 EC,…
  • Thuốc trị nhện đỏ hữu hiệu: Takare 2EC, Agrovertin 50EC, Silsau 3.6EC, Limater 7.5EC,…
  • Thuốc trừ sâu cuốn lá ở táo: Azodrin 50 DD, Wellof 330EC, Luckyler 25EC,…
  • Giới thiệu thuốc BVTV trị sâu đục trái ở táo: Altach 5EC, Nouvo 3,6EC, Hopsan 75EC, Nurelle D 25/2.5EC,…

Như vậy, Agriviet đã cung cấp những thông tin tổng quan về 5 loại sâu hại ở táo gây hại nghiêm trọng nhất, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có được những kiến thức hữu ích để tra cứu và sử dụng cho quá trình chăm sóc cây táo đạt năng suất và chất lượng cao.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Liệt kê 5 loại sâu hại ở táo gây hại nghiêm trọng nhất”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *