Mô tả
Một số loại côn trùng gây hại và tác động của chúng đến nông sản
Côn trùng gây hại phổ biến
- Mọt gạo: phá hoại ngũ cốc, quả khô, thuốc bắc; gây hại lớn nhất cả khi ở trong kho lẫn ở ngoài đồng ruộng.
- Mọt thóc: phân bố hẹp hơn và mức độ phá hoại cũng thấp hơn.
- Rệp sách, rệp bụi: chúng ăn hại gạo thóc, bột hạt có dầu, hạt vỡ nát,…
- Lớp nhện: mạt bột, mạt thân dài, mạt chân đen,.., chúng ăn hại bột gạo, ngũ cốc.
Tác động của chúng đến nông sản
- Gây hại trực tiếp: ăn hạt gây rỗ, làm bẩn nông sản, phá hoại các bao bì vật liệu bảo quản
- Gây hại gián tiếp: làm tăng nhiệt độ và độ ẩm trong khối hạt, làm trung gian truyền bệnh cho con người và gia súc, tăng chi phí bảo quản.
Gợi ý 4 thuốc trừ côn trùng ở nông sản nên dùng
Hiện nay, việc bảo quản nông sản tránh khỏi các loại côn trùng có thể được áp dụng bằng nhiều cách khác nhau từ cách thức truyền thống đến hiện đại. Tuy nhiên để bà con có thể đảm bảo chất lượng và trọng lượng nông sản một cách tốt nhất, và cũng chính là để tiết kiệm thời gian, công sức thì phương pháp bảo quản bằng thuốc trừ côn trùng ở nông sản vẫn được ưu tiên sử dụng vì nhiều ưu điểm mà nó mang lại. Dưới đây, Agriviet gợi ý 4 thuốc trừ côn trùng ở nông sản nên dùng cho bà con tham khảo.
1. ACTELLIC 50EC – diệt mọt nông sản chất lượng
ACTELLIC 50EC là thuốc diệt mọt gạo, ngũ cốc, được đánh giá là thuốc bảo quản nông sản hàng đầu thế giới được người nông dân Mỹ lựa chọn. Với thành phần hoạt chất pirimiphos-methyl, ACTELLIC 50EC có đặc tính hữu hiệu sử dụng trong việc bảo vệ nông sản khỏi sự tấn công của sâu mọt gây hại. Đây là một phần chi phí hiệu quả trong chương trình Quản lý phòng trừ dịch hại tổng hợp và đã được sử dụng thành công để bảo quản nông sản tại hơn 70 quốc gia trên toàn thế giới.
Sản phẩm có những đặc tính thích hợp để sử dụng trong các thiết bị lưu trữ, các kho lưu trữ nhỏ hoặc các hầm chứa công nghiệp quy mô lớn:
- Kiểm soát được nhiều loài sâu mọt bao gồm cả các loại chủng kháng
- Bảo vệ lâu dài và thời gian tồn lưu kéo dài trên cả bề mặt nhẵn
- Tiêu diệt côn trùng thông qua hình thức tiếp xúc, tiêu hóa và xông hơi
- Mức độ nguy hiểm thấp đối với người sử dụng và người tiêu dùng
- Không cần có giai đoạn cách ly sau khi xử lý
- Được phê chuẩn bởi UK’s DEFRA về việc sử dụng trong các chương trình quản lý phòng trừ dịch hại tổng hợp
Được đăng ký bởi EPA làm chất bảo vệ ngũ cốc.

Cách dùng
- Liều lượng: 50ml/ 5lít nước
- Phun cho 100m2 trần nhà, tường hay sàn nhà
2. Sử dụng Quickphos 56% bảo vệ nông sản tránh khỏi côn trùng
Với thành phần hoạt chất Aluminium Phosphide, thuốc dùng để diệt mọt nông sản, diệt mọt ngũ cốc, mọt gạo, mọt thức ăn gia súc, khử trùng kho hàng.
Quickphos 56% là một sản phẩm đến từ tập đoàn hoá chất nổi tiếng của Ấn Độ – Công ty UPL, được đánh giá là Top 1 cho lĩnh vực khử trùng xông hơi so với các thuốc cùng công dụng. Ưu điểm của thuốc trừ côn trùng ở nông sản này phải kể đến là cơ chế xông hơi vào hệ thống hô hấp của côn trùng thông qua các lỗ thở; ở nhiệt độ, áp suất bình thường nó có thể tồn tại ở trạng thái khí, với nồng độ và hàm lượng đủ giết chết côn trùng gây hại ở những vị trí mà thuốc khác không có khả năng tiêu diệt như ở bên trong hạt, kẽ nứt hở, lớp hàng ở bên giữa, hàng sâu tận đáy…

Cách dùng
- Liều lượng: 1.5 – 2 viên/m3
- Thời gian 3 – 4 ngày
3. Alumifos bảo vệ nông sản trước các loại côn trùng gây hại
Đặc điểm nổi bật của thuốc Alumifos 56% là có giá thành rẻ nhất thị trường do được nhập khẩu trực tiếp từ công ty hóa chất của Trung Quốc. Thuốc hoạt động phản ứng hoá học nhanh tan hơn so với các loại thuốc khác trên thị trường nên có ưu điểm vượt trội về thời gian khử trùng, rút ngắn thời gian thông thoáng sớm hơn, từ 4-6 ngày có thể thông thoáng thay vì 7-10 ngày của thuốc khác.
Cơ chế hoạt động của Alumifos cũng như các thuốc khác là hoạt động khử trùng xông hơi bằng khí PH3, Phosphine, có tác dụng diệt trừ trứng, ấu trùng, kén, nhộng, con trưởng thành của tất cả các loại côn trùng gây hại.

Cách dùng
- Liều lượng: 3-6g/m3
- Phủ bạt trùm kín
4. Loại bỏ côn trùng bằng thuốc Map Permethrin 50EC
Map Permethrin 50EC đã được nhiều người biết đến và sử dụng rộng rãi để phòng trừ các côn trùng gây hại như: ruồi, muỗi, kiến, gián, rệp, bọ chét… Đây là hoá chất diệt côn trùng nhóm cúc tổng hợp, hiệu quả tác động lên côn trùng cao, ít gây ngộ độc trên người cũng như các động vật máu nóng.
Sản phẩm có dạng nhũ dầu đậm đặc dùng cho phun không gian, phun tồn lưu, tẩm màn phòng trừ muỗi, ruồi, gián,…

Cách dùng
- Liều lượng: 0.06 – 0.09%
- Không pha với các hoá chất khác
Một số biện pháp hữu ích tránh mọt gạo gây hại
- Cho lá xoan hay lõi của cây xoan, thân cây vừng vào hũ gạo; đậy nắp kín sẽ giúp giữ gạo lâu hơn mà không bị mọt.
- Tách một số nhánh tỏi khô hay cắt ớt bỏ hạt sau đó cho vào thùng đậy kín. Tỏi và ớt có tác dụng ngăn ngừa mối mọt tấn công và sinh sôi. Nó chỉ giúp ức chế và xua đuổi mọt chứ không có tác dụng giết mọt.
- Hay có thể vùi một cốc rượu vào thùng gạo, đổ vào đó khoảng ¼ lít rượu trắng, đậy nắp kín. Rượu giúp diệt khuẩn mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng và hương vị gạo.
- Cho vào bình thuỷ tinh, chai nhựa đã rửa sạch, khô ráo, bảo quản ở tủ lạnh, thùng chứa gạo.
Mua các thuốc trong Gợi ý 4 thuốc trừ côn trùng ở nông sản nên dùng ở đâu?
Bạn có thể đặt mua thuốc trừ côn trùng ở nông sản trực tiếp ở các cửa hàng vật tư nông nghiệp hoặc các cửa hàng thức ăn chăn nuôi gần hoặc tiện nhất. Bạn cũng có thể đặt mua online tại các website bán vật tư nông nghiệp uy tín như agriviet.org/shop
Như vậy Agriviet vừa gửi tới các bạn thông tin 4 thuốc trừ côn trùng ở nông sản nên dùng để bảo vệ sản phẩm. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây có thể giúp ích được cho các bạn trong việc lựa chọn loại thuốc phù hợp để xử lý các loại côn trùng gây hại.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.