Mô tả
Lý do cần biết về sâu hại ở vải
Vải là cây trồng dễ chăm sóc, sống khá lâu. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, cây cũng gặp phải không ít loài sâu hại nghiêm trọng. Nếu không phát hiện để đưa ra biện pháp xử lý kịp thời có thể gây bùng dịch, không chỉ ảnh hưởng đến năng suất, phẩm chất quả của vườn nhà, mà còn ảnh hưởng cả đến các vườn vải khác trong khu vực. Dưới đây là 5 loại sâu hại ở vải gây hại mạnh nhất mà bà con nên biết.
Top 5 loại sâu hại ở vải gây hại mạnh nhất
Rệp muội gây hại ở vải
Rệp muội gây hại mạnh nếu ở trong điều kiện độ ẩm cao, thời tiết ấm áp
Đặc điểm nhận dạng: Rệp muội có kích thước rất nhỏ chỉ từ 1- 1.5mm, cơ thể có màu nâu đôi khi màu đen
Đặc điểm gây hại:
- Rệp vừa có thể đẻ trứng vừa có thể đẻ con nên khả năng gia tăng mật độ rệp muội ở cây trồng là rất nhanh
- Chúng chích hút nhựa ở những bộ phận non, làm cho bộ phận này khô héo, biến dạng
Thuốc BVTV được chuyên gia khuyên dùng: Movento 150OD, TP – Thần Điền 78SL, TC-Năm Sao 20EC, Cyrux 10EC,
Sâu đo ở vải
Ngày nay, số lượng sâu đo hại vải tăng rất nhanh do thời tiết âm u, có mưa xen kẽ, tạo điều kiện cho sâu phát triển nhanh.
Nhận diện sâu đo trong vườn vải:
- Ấu trùng: sâu có màu xanh đặc trưng với những sọc sáng chạy đọc theo cơ thể, thường ở chân và đầu sâu đo có màu đen, sâu đo có phần đuôi to và nhỏ dần về phần đầu. Khi sâu di chuyển, phần giữa có thể tạo thành hình cong như con người đo gang tay cho nên nó có tên là sâu đo.
- Thành trùng: là loài bướm màu nâu sẫm có 2 đốm trắng ở giữa cánh trước.
Tác hại: Sâu đo thường gây hại nhất giai đoạn cây vải ra hoa đến quả non.
- Sâu tấn công phía dưới tán cây trước, phá hại tán cây rồi di chuyển lên tán cây phía trên làm cho lá rụng nhiều
Gợi ý thuốc trừ sâu đo ở vải: Reasgant 3.6EC, Bassa 50EC, Kinalux 25EC,…
Bọ xít nâu ở vải
Bọ xít nâu là loài đa thực. Chúng gây hại ở rất nhiều cây trồng nên việc diệt tận gốc là cực kì khó khăn.

Đặc điểm bề ngoài:
- Con trưởng thành: Có màu nâu hoặc vàng nâu, mảnh lưng cứng rất khó tiếp xúc. Mút cánh có màu nâu đen, bụng được bao phủ bởi lớp phấn trắng.
- Con non: mới nở có hình trứng, viền màu đen lốm đốm, sau chuyển dần sang màu vàng nâu, nâu.
- Trứng: có kích thước gần bằng hạt đậu xanh, màu sắc thay đổi liên tục từ vàng sáng đến khi sắp nở chuyển thành màu đen
Khả năng gây hại: Bọ xít non mới nở chỉ sống theo bầy đàn, ít hoạt động. Sau lớn thì phân tán ra nhiều cây trong vườn gây hại. Bọ xít hút chích nhựa ở cuống chùm hoa, đọt non tạo thành các vết châm màu nâu đen. Từ đó lá bị khô cháy, quả rụng hoặc thối
Thuốc BVTV phù hợp nhất: Goldcheck 680WP, 750WP, Tasieu 1.0EC, 2WG, Reasgant 1.8EC, 2WG.
Sâu đục cuống quả hại vải
Sâu đục cuống là dịch hại phổ biến mà vụ màu nào cũng có.
Hình dạng bên ngoài: Cơ thể có màu trắng trong, các đốt bụng có kích thước tương tự nhau, phần trán ở đầu có túm lông màu trắng.
Đặc điểm gây hại:
- Sâu trưởng thành đẻ trứng vào đầu quả vải. Sâu non sâu khi nở bắt đầu đục vào cuống quả, càng phát triển thì vết đục càng rộng. Chúng đẩy chất thải ngay chỗ đục. Sâu non tiến sâu vào trong bắt đầu ăn hạt non, cùi, làm cho hạt bị rỗng. Vết đục của sâu tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn xâm nhập.
- Sâu tấn công làm rụng trái rất nặng ở giai đoạn trái lớn. Sâu làm trái bị thối, phần núm quả có nhiều mùn

Thuốc BVTV hữu hiệu: Virtako 40WG, Emamectin, Abamectin,…
Sâu đục cành ở vải
Sâu đục cành là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cành cây yếu, khô gãy, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất quả vải thu hoạch được.
Đặc điểm sâu đục cành ở vải:
- Thành trùng: màu nâu, sát rìa cánh có một hành chấm đen
- Ấu trùng có màu hồng. Chúng đục vào trong chồi non và bông, chồi bị hại thường bị héo, khô và không cho bông.
Tác hại: Sâu non sau nở đục vào bên trong thân, cành cây tạo thành đường đục, đường đục thường hướng về phía gốc cây. Sâu đục đến đâu thải mùn cưa ra đến đấy. Đây chính là dấu hiệu để nhận biết cây vải trong vườn nhà bạn có đang bị sâu đục cành tấn công không. Chúng nằm sâu trong cành nên việc tiếp cận để tiêu diệt rất khó.
Thuốc BVTV được gợi ý: Dipterec, Sherpa 25EC, Bi 5850EC,…
Phương pháp hạn chế sâu hại ở vải tấn công
- Tỉa bớt cành vượt hoặc những cành nhỏ nằm trong tán do những cành này ít có khả năng ra hoa cho quả, lại tiêu tốn dinh dưỡng của cây và tại môi trường thuận lợi cho rệp muội phát triển nhanh.
- Thăm vườn thường xuyên để nhanh chóng phát hiện, loại bỏ các cành hay lá có chứa sâu hại ở vải.
- Làm đất sau mỗi lần thu hoạch xong
Như vậy, Agriviet đã cung cấp những thông tin tổng quan về 5 loại sâu hại ở vải gây hại mạnh nhất, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có được những kiến thức hữu ích để tra cứu và sử dụng cho quá trình chăm sóc cây đạt năng suất và chất lượng cao.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.