Mô tả
Lý do cần tìm hiểu về sâu bệnh hại ở su hào
Su hào là loài rau thuộc họ Cải rất ưa thời tiết mát mẻ. Cây sẽ phát triển tốt hơn trong điều kiện nhiệt độ thấp, đất tơi xốp và ẩm. Chính vì vậy, mỗi khi khí trời thay đổi, su hào rất dễ bị nhiều loại sâu bệnh hại tấn công.
Do củ su hào nằm sâu dưới mặt đất nên việc phát hiện sâu bệnh liên quan đến củ là rất khó khăn. Nếu phát hiện muộn, củ có thể bị biến dạng, thối rữa gây hậu quả mất trắng vụ mùa. Vì vậy, ngay bây giờ, hãy tham khảo bài viết về 5 loại sâu bệnh hại ở su hào phổ biến nhất từ AgriViet để biết cách nhận biết và hạn chế tối đa thiệt hại do sâu bệnh gây ra nhé.
Danh sách 5 loại sâu bệnh hại ở su hào thường thấy nhất
Sâu bệnh hại ở su hào phổ biến hiện nay bao gồm: sâu tơ, sâu vẽ bùa, bệnh thối nhũn, bệnh cháy lá, bệnh đốm vòng.
Sâu tơ hại su hào
Sâu tơ chính là kẻ thù của cây họ Cải. Chúng hoạt động mạnh mẽ và có khả năng lây lan rất nhanh. Bà con cần phải lưu tâm để phát hiện loại sâu này sớm.
Đặc điểm nhận biết:
- Sâu non: cơ thể màu xanh nhạt, đẫy sức dài 9-10mm, mỗi đốt đều có lông nhỏ. Sâu hay ẩn nấp mặt dưới tán lá khó phát hiện.
- Sâu trưởng thành: kích thước nhỏ, thân dài khoảng 6-7mm màu nâu xám, trên cánh có dải màu trắng ngài đực và dải màu vàng ngài cái chạy từ gốc cánh đến đỉnh cánh, mép ngoài có lông nhỏ dài mịn, khi đậu cánh áp sát thân.
Tác hại: Sâu tơ gây hại nghiêm trọng ở giai đoạn cây mới trồng. Cả sâu non lẫn sâu trưởng thành ăn hết lá su hào, khiến lá có nhiều lỗ thủng, nhìn xơ xác. Mật độ cao sâu ăn hết thịt lá chỉ còn trơ lại gân lá làm giảm năng suất rõ rệt.
Gợi ý thuốc BVTV tốt nhất: Silsau super 1.9,3.5EC; Tasieu 1.9EC; 5WG; TC-Năm sao 20EC 35EC; Reasgant 3.6EC,…
Sâu vẽ bùa trên su hào
Sâu vẽ bùa là loại sâu rất khó trị và thường gây hại cho cây ở giai đoạn lá non
Hình dạng:
- Sâu mới nở có màu xanh nhạt trong suốt, dài khoảng 0,4mm. Sâu non phát triển trong thời gian từ 4- 10 ngày.
- Sâu trưởng thành sau này không còn màu xanh mà chuyển thành màu vàng xanh, sâu mình hẹp, cơ thể có 13 đốt.
Khả năng gây hại: Sâu đục phá làm lớp biểu bì bị tách khỏi lớp nhu mô, biểu bì lá sẽ bị phồng rộp mỗi khi sâu đi qua. Lá rau khi bị sâu vẽ bùa thường quăn, co dúm và biến dạng, làm giảm khả năng quang hợp và khả năng sinh trưởng của cây, ảnh hưởng đến năng suất.
Thuốc BVTV phù hợp nhất: Trebon, Sherpa, Sumicidin, …
Bệnh thối nhũn ở su hào
Đây là một loại bệnh nguy hiểm bậc nhất trên cây trồng họ Cải.
Nguyên nhân: do nấm thối hạch và do vi khuẩn thối nhũn gây ra
Triệu chứng của bệnh:
- Thối nhũn do nấm: vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ, mất màu sau đó nhũn ra. Bệnh gây thối từng lớp lá từ trên xuống dưới. Nếu gặp điều kiện mưa nhiều, vết bệnh sẽ được bao phủ thêm lớp tơ màu trắng, từ đó bốc mùi.
Gợi ý thuốc BVTV phù hợp: Validacin3L, Rovral50WP, Anvil5SC, Bennomyl 50WP,…
- Thối nhũn do vi khuẩn: Biểu hiện dễ thấy là lá su hào héo rũ ban ngày nhưng lại tươi trở lại vào ban đêm. Bệnh làm thối củ từ trong ra ngoài gây mùi khó chịu
Thuốc BVTV phòng bệnh: Kasumin 2L, Starner 20WP, New Kasuran 16,2 WP, Rovral 50WP.,…
Cháy lá ở su hào
Cháy lá ở su hào là bệnh thường được phát hiện vào thời điểm gần thu hoạch. Chính vì vậy, ở giai đoạn này bà con không được chủ quan, vẫn phải tích cực quan sát, chăm sóc cây cẩn thận.
Nguyên nhân: vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. Campestris
Biểu hiện: Vết bệnh màu vàng xuất hiện đầu tiên trên các mép lá của cây su hào, sau đó chuyển sang màu nâu nhạt. Khi vết bệnh lan rộng, cây sẽ bị héo, còi cọc; lá úa vàng, khô và rụng đi.
Gợi ý thuốc BVTV nên dùng: Kasuran 47WP, Kasumin 2L,…
Bệnh đốm vòng ở su hào
Bệnh đốm vòng thường gây hại nhiều từ khi cây còn nhỏ, chưa phát triển đầy đủ.
Nguyên nhân: do nấm Alternaria brassicae gây ra.
Biểu hiện:
- Bệnh xuất hiện ban đầu ở những lá giá phía trước, sau lan dần ra các lá phía sau.
- Vết bệnh là những đốm nâu nhạt hoặc nâu đậm xuất hiện lấm tấm trên lá. Khi gặp thời tiết mưa nhiều, vết bệnh trở nặng tạo thành những vết bệnh dạng hình tròn, có nhiều vòng đồng tâm màu nâu nhạt hoặc nâu sẫm, xung quanh vết bệnh có thể có quầng vàng.
- Trên vết bệnh hình thành một lớp mốc màu đen rất dễ phát hiện. Bệnh
Thuốc BVTV khuyên dùng: Zineb 80WP, Rocral, Kasuran 50WP, Copforce Blue 51WP, Olisan 10DD, Biogreen 4.5DD,…
Biện pháp giảm thiểu sâu bệnh hại ở su hào
- Dọn sạch tàn dư và tiêu hủy chúng sau mỗi vụ thu hoạch để hạn chế sự lây lan của mầm sâu bệnh sang vụ tiếp theo
- Lựa chọn hạt giống cải tiến, có tính kháng cao tại những nơi có uy tín, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Có thể tiến hành xử lý hạt giống trước khi gieo trồng để tăng nắng suất cho su hào.
- Tưới tiêu hợp lý tránh để cây bị ngập úng.
- Có thể luân canh với các cây trồng không thuộc họ thập tự để tránh sâu bệnh bùng trở lại.
—
Như vậy, Agriviet đã giới thiệu những thông tin chi tiết về Tổng hợp 5 loại sâu bệnh hại ở su hào phổ biến nhất, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có được những kiến thức hữu ích để chăm sóc cây đạt chất lượng tốt nhất và mang lại năng suất cao cho mỗi vụ mùa.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.