Mô tả
Tình hình bệnh hại trên cây mía
Mía là cây công nghiệp chủ lực của nước ta. Cây mía mang lại lợi ích kinh tế cho rất nhiều hộ nông dân. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc, kiểm soát sâu bệnh tốt sẽ gây thất thu năng suất. Với cây mía, bệnh hại tấn công trong suốt vụ trồng rất nhiều. Trong các bệnh hại mía, có những bệnh khi cây nhiễm nặng rồi mới biểu hiện hoặc có bệnh nếu đã nhiễm chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới năng suất. Do đó, bà con trồng mía cần chủ động tìm hiểu về bệnh hại trên cây mía trước vụ trồng để chủ động phòng tránh, phát hiện kịp thời và xử lý cho ruộng mía nhà mình, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất có thể
Top 6 bệnh hại trên cây mía gây ảnh hưởng nặng nhất
Trên mía xuất hiện rất nhiều loại bệnh hại, trong đó có các bệnh gây hại thường xuyên và nặng nhất phải kể tới là: bệnh thối đỏ ruột mía, đốm đỏ lá mía, thối ngọn xoắn cổ lá, khảm lá mía, trắng lá mía, thân chồi đâm ngọn. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết từng loai bệnh nhé
Bệnh thối đỏ ruột mía
Tác nhân: do nấm Glomerella tucumanensis Muller gây ra
Triệu chứng và tác hại
Bệnh có khả năng gây hại ở tất cả các bộ phận như lá, bẹ, thân, rễ, mầm tuy nhiên bộ phận thân lóng và lá ở giai đoạn khi cây đã vươn cao là bị gây hại nặng nhất
Bệnh rất khó phát hiện khi chỉ quan sát phía ngoài thân cây mía. Chỉ khi bệnh xâm nhiễm thời gian dài, gây hại nặng mới thể hiện ra vỏ thân mất màu bóng, thân tóp, có các vết hằn màu đỏ tía với những hạt bào tử nấm màu đen bên trên, lá ngọn vàng héo hoặc khô chết
Ở gân chính trên lá bệnh xuất hiện các vết hình bầu dục dài có màu đỏ huyết, ở giữa màu nhạt hơn, các vết này sau đó cũng có các bào tử nấm màu đen xuất hiện
Khi chẻ thân mía ra sẽ thấy bên trong có vết bệnh màu đỏ huyết. Ban đầu vết bệnh chỉ là một điểm nhỏ màu nhạt, sau đó lan rộng dần theo chiều dọc của thân. Các vết bệnh có thể thối rữa, lên men, có mùi rượu, vị chua nhạt
Bệnh gây cháy từng đám hoặc chết cây, ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất thu hoạch cây mía
Thuốc BVTV xử lý bệnh: Tilt 205 ND, Benlate C 50WP…
Bệnh đốm đỏ lá mía
Nguyên nhân: do nấm Cercospora kopkei Kruger
Biểu hiện và tác hại
- Bệnh gây hại chính trên phiến lá mía
- Ban đàu vết bệnh là các điểm nhỏ hơi vàng, hình tròn hoặc bất định, các vết này sau đó lan rộng ra và có màu nâu đỏ. Mặt sau vết bệnh mọc một lớp nấm xám nhạt
- Bệnh gây tổn thương lá và ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của cây. Các ruộng mắc bệnh đốm đỏ lá mía thường có chất lượng đường kém hơn
Thuốc BVTV xử lý bệnh đốm đỏ lá mía hiệu quả: Tilt 250EC…
Bệnh thối ngọn, xoắn cổ lá
Nguyên nhân: do nấm Fusarium moniliforme Sheldon
Biểu hiện, tác hại
Bệnh tồn tại trong tàn dư vụ trước và hom giống lây truyền sang vụ sau
Bệnh gây hại chính trên lá non. Ban đầu vết bệnh là những đám màu trắng ở cuống gốc lá non; các vết này dần chuyển tahnhf đốm sọc nhỏ màu nâu rồi hợp lại thành vết lớn. Vết bệnh sẽ làm cho ngọn bị xoắn lùn và phiến lá bị dị hình. Cây bị nặng, các phiến lá không phát triển thoát ngọn được, không xòe được ra như bình thường, các đọt chết thối, mùi khó chịu
Bệnh khảm lá mía
Nguyên nhân do virus SugarCane Mosaic Virus (SCMV)
Biểu hiện, tác hại
Tùy vào mật độ virus mà bệnh khảm lá có thể biểu hiện mức độ gây hại khác nhau trên cây mía. Nếu cây nhiễm bệnh nhẹ, bệnh chỉ biểu hiện khảm lúc nhỏ và sẽ hết bệnh khi cây lớn hơn. Nếu bệnh gây hại nặng, chồi và cả bụi mía sẽ bị lùn, lóng ngắn.
Biểu hiện trên lá cây bệnh thường có những đốm vân màu xanh hay vàng nhạt dài ngắn xen kẽ
Bệnh trắng lá mía
Trắng lá mía lây truyền qua hom hoặc qua trung gian là các con rầy
Nguyên nhân gây bệnh do Phytoplasma
Biểu hiện, tác hại
Trắng lá xuất hiện và gây hại từ giai đoạn mầm cao khoảng 5-6cm tới khi cây bắt đầu vươn lóng
Triệu chứng điển hình của bệnh là toàn bộ phiến lá bạc trắng hoặc có những sọc trắng trên bề mặt phiến. Các lá nhiễm bệnh màu trắng ngà, mỏng và hẹp; các lá mọc tiếp sau lá bệnh cũng sẽ bị bạc trắng, phát triển kém
Bụi mía nhiễm bệnh sẽ đẻ nhánh nhiều hơn, tuy nhiên các nhánh này không vươn lóng, còi cọc
Nếu cây mía nhiễm vào giai đoạn cây đã vươn cao lóng, triệu chứng bệnh xuất hiện sẽ không thể hiện rõ, nhưng các cây này sẽ tiềm ẩn mầm bệnh và truyền sang vụ sau
Bệnh thân, chồi đâm ngọn
Nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn Xanthomonas albilineans Dowson
Triệu chứng, tác hại
Biểu hiện rõ rệt của bệnh là trên thân xuất hiện nhiều chồi, mầm mọc rồi héo khô. Các lá bệnh có màu sọc vàng hoặc tím, lá ngọn sẽ chết dần. chẻ thân ra có nhiều vết màu đỏ tươi
Bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất thu hoạch của ruộng mía
Các biện pháp tăng cường phòng trừ bệnh hại cho cây mía
Để giảm khả năng gây hại do bị lây nhiễm bệnh bà con nên dùng các biện pháp sau
- Chọn hom giống từ ruộng sạch bệnh
- Xử lý giống bằng nước nóng 52°C hoặc dùng thuốc BVTV xử lý giống trước khi trồng
- Dọn sạch tàn dư và đốt trước khi bắt đầu trồng vụ mới
- Với các ruộng mía nhiễm bệnh nặng nên luân canh với cây họ đậu 1-2 năm sau đó mới trồng lại mía
—
Như vậy, Agriviet đã giới thiệu những thông tin chi tiết Điểm danh 6 bệnh hại nguy hiểm trên cây mía, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có được những kiến thức hữu ích để chăm sóc cây đạt chất lượng tốt nhất và mang lại năng suất cao cho mỗi vụ mùa.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.