Điểm danh 5 loại sâu bệnh hại ở tỏi thường gặp nhất

Danh mục:

Mô tả

Lý do nên tìm hiểu về sâu bệnh hại ở tỏi

Tỏi là loại cây trồng ưa khí hậu ở nước ta. Vì vậy nếu biết chăm sóc đúng cách, tỏi dễ mang lại năng suất và giá trị kinh tế cao cho người trồng. Tuy nhiên, tỏi lại là chủ thể gây hại của nhiều loại sâu bệnh nguy hiểm, việc phân biệt để phát hiện chúng là vấn đề khó khăn đối với nhiều bà con. Bởi mỗi loại sâu bệnh lại có đặc điểm nhận diện, đặc điểm gây hại khác nhau dẫn đến việc lựa chọn phương pháp phòng trừ và thuốc BVTV phù hợp cũng khác nhau.

Sau đây, AgriViet xin chia sẻ với bà con danh sách 5 loại sâu bệnh hại ở tỏi thường gặp nhất kết hợp với những biện pháp hạn chế sự gây hại của sâu bệnh hại ở tỏi.

Lý do nên tìm hiểu về sâu bệnh hại ở tỏi
Lý do nên tìm hiểu về sâu bệnh hại ở tỏi

Gọi tên 5 loại sâu bệnh hại ở tỏi thường gặp nhất

Bệnh thối nhũn ở tỏi

Thối nhũn diễn ra ở nhiều cây trồng lấy củ, đặc biệt gây hại mạnh ở tỏi.



Nguyên nhân: vi khuẩn có tên khoa học là Erwinia carotovora. Vi khuẩn thuộc nhóm đa thực có khả năng phá hoại trên 50 giống cây trồng như hành lá, hành củ, tỏi,…

Biểu hiện:

  • Bệnh xuất hiện từ khi tỏi bắt đầu đẻ nhánh và gây hại mạnh nhất khi tỏi bắt đầu xuống củ kéo dài đến lúc gần thu hoạch
  • Bệnh thối nhũn làm mô củ thối rữa có mùi khó chịu, rễ thâm đen, lá và cây héo dần, chết hàng loạt. Củ bệnh thâm đen có vòng đồng tâm, xuất hiện dịch màu trắng chảy ra nếu bóp nhẹ củ.

Thuốc BVTV nên sử dụng: Grahitech 4WP, NEW KASURAN 16.6WP, Goldfull 500WP, Dupont Kocide 53.8 DF,…

Bệnh sương mai ở tỏi

Bệnh sương mai đặc biệt phát triển ở nhiệt độ dưới 22 độ, độ ẩm cao, trời có nhiều sương mù.

Nguyên nhân: do nấm Peronospora destructor (Berk.) Casp. In Berk. gây ra

Triệu chứng:

  • Bệnh chủ yếu gây hại ở cây lớn, cây con ít khi mắc phải
  • Bệnh hại lá già trước sau đó lan đến củ. Lá già bị bệnh sẽ có màu xanh nhạt, có lớp nấm màu trắng phủ bên trên vết bệnh. Bệnh trở nặng khi lá chuyển sang màu xanh hơi đỏ, sau đó ngã gục và chết ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng củ phía dưới.

Gợi ý thuốc BVTV tác dụng bất ngờ: Iprovalicarb; Propineb; Trichoderma, Ridomil Gold 68WP, Dobin 650WP,…

Bệnh khô đầu lá trên tỏi

Bệnh khô đầu lá sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nhiều lần nếu mật độ cây trồng quá đông, bón nhiều phân đạm hoặc ruộng ẩm ướt do tưới quá nhiều.

Nguyên nhân: nấm Stemphylium botryosum W gây nên

Dấu hiệu nhận biết: 

  • Trên thân và lá tỏi xuất hiện vết bệnh hình bầu dục dài. Ban đầu chúng có màu xám trắng, sau đó sẽ chuyển sang màu nâu nâu vàng vàng ở trên nền là trắng xám xám ngay tâm của vết bệnh.
  • Sau một thời gian cây tỏi sẽ bị gãy gục và dần khô héo lụi tàn gây thất thu mùa màng.

Thuốc BVTV hữu dụng: Altracol 70WP, Score 250ND, Topsin M,…

Sâu xanh da láng hại tỏi

Sâu xanh da láng hoạt động mạnh vào thời điểm ruộng khô hạn hoặc những tháng mùa khô. Chúng có khả năng gia tăng mật số rất nhanh, lây lan dễ và có tính kháng mạnh. Vì vậy việc trừ sâu xanh da láng sẽ trở nên cực kì vất vả nếu như bà con phát hiện muộn.

Đặc điểm phân biệt:

  • Trứng được đẻ thành từng ổ từ giữa lá đến ngọn lá hành, ổ trứng được phủ bởi một lớp lông trắng bên ngoài. Một con trưởng thành có thể đẻ 3-4 ổ trứng/ lá.
  • Sâu xanh da láng non nhỏ hơn sâu xanh, có da xanh lục bóng với hai sọc vàng nâu chạy dọc hai bên thân mình sâu, chiều dài khoảng 10- 15mm

Tác hại của sâu:

  • Sâu non tập trung cắn phá lớp biểu bì của lá chỉ để lại mảng trắng bên ngoài. Khi sâu lớn phát tán rộng ra, ăn hết các phiến lá, cắn trụi các đọt non làm cây không phát triển được.
  • Sâu có khả năng nguy trang tốt do màu cơ thể đặc trưng khiến việc tìm bắt sâu gặp khó khăn.

Thuốc BVTV được gợi ý: Actimax 50WG, Brightin 4.0EC, Biocin 8000SC,…

Dòi đục thân lá ở tỏi

Dòi đục thân lá ở tỏi là loại dịch hại nguy hiểm bởi sâu có kích thước bé và sức nhân giống nhanh chóng.

Đặc điểm bên ngoài:

  • Trứng có màu trắng, dài, tập trung ở các kẽ đất, thân, lá cây.
  • Sâu non được gọi là dòi dài khoảng 2mm, màu trắng trong, hơi vàng, thấy rõ đoạn ruột đen bên trong
  • Trưởng thành là loài ruồi có kích thước từ 3- 5mm, chân đen, mắt kép màu nâu với cánh trong suốt.

Đặc điểm gây hại:

  • Sâu non tập trung cắn phá củ và bẹ lá. Sau khi đẫy sức, sâu chui ra khỏi bẹ lá và hóa nhộng trong đất.
  • Ở thế hệ thứ ba, dịch hại này thường tấn công phần củ hành, tỏi ngay trước khi thu hoạch. Sâu đục vào củ ăn các mô thịt củ tỏi làm cho tỏi bị tổn thương, không thể dẫn nước hay chất dinh dưỡng đi được. Tại đây nấm, vi khuẩn sẽ xâm nhập khiến rễ thối, lá úa và chết cây.

Thuốc BVTV được giới thiệu: Trigard 75WP; Vertimec 1.8EC; Netoxin 18SL, Sairifos 585 EC,…

Biện pháp hạn chế sự tấn công của sâu bệnh hại ở tỏi

  • Không trồng tỏi với mật độ quá dày; tưới tiêu hợp lý tránh cây ngập úng, không thoát nước kịp
  • Bà con nên thường xuyên thăm đồng tỏi, chịu khó ngắt bỏ các lá tỏi đã bị khô đầu lá hay bị lụi để có thể hạn chế bệnh phát sinh và lây lan cho các cây khác.
  • Thường xuyên thăm ruộng để kịp thời phát hiện sâu bệnh hại ở tỏi.
  • Bón phân cân đối tránh tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus, nấm gây dịch.

Như vậy, Agriviet đã cung cấp những thông tin tổng quan về 5 loại sâu bệnh hại ở tỏi thường gặp nhất, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có được những kiến thức hữu ích để tra cứu và sử dụng cho quá trình chăm sóc cây táo đạt năng suất và chất lượng cao.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Điểm danh 5 loại sâu bệnh hại ở tỏi thường gặp nhất”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *