Mô tả
Hình thái nhện đỏ gây hại ở hồng
Cây hồng ngày nay tuy quả hồng không phải là món ăn phổ biến nhưng nó lại chứa rất nhiều dinh dưỡng có ích giúp cho sự phát triển của con người và không những vậy, hồng hiện nay ngoài làm thực phẩm thì cây còn được trồng để sản xuất cây cảnh. Vậy nên việc chăm sóc cây hồng cũng vô cùng quan trọng, đặc biệt là việc loại bỏ nhện đỏ ở cây hồng. Tại vì khi cây bị nhiễm nhện đỏ, lá cây xuất hiện các đốm vàng, lá cây có thể bị biến dạng, méo mó, héo rũ, nặng nhất là cây bị rụng lá. Nhện đỏ thường nằm tập trung ở mặt dưới của lá, mà phần lớn lá của các loại cây cảnh lại nằm ở dưới thấp, nên bà con sẽ rất khó khi phun thuốc xuống mặt dưới của lá. Chính vì thế, việc phun thuốc hóa học để diệt trừ nhện đỏ thường không mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt, nhện đỏ là đối tượng dịch hại có khả năng kháng thuốc rất nhanh, nên nếu không thận trọng trong quá trình chăm sóc nhện đỏ sẽ gây hại nặng hơn. Do đó, cần áp dụng các loại thuốc trừ nhện đỏ ở hoa cây cảnh để xử lý kịp thời.
Điểm danh 4 thuốc trừ nhện đỏ ở hồng được đánh giá hiệu quả cao trong 2021
Dùng Danitol – S 50EC trừ nhện đỏ ở hồng
Thuốc Danitol- S 50EC có chứa 2 thành phần hoạt chất chính là Fenpropathrin và Fenitrothion. Thuốc tác động loại bỏ nhện đỏ ở hồng bằng cách ức chế hệ thần kinh trung ương của sâu thông qua ức chế sự tổng hợp men cholinesterase và gây chết côn trùng. Nhờ tác dụng xông hơi và thẩm thấu nhanh qua lớp vỏ cơ thể của côn trùng mà thuốc có khả năng tiêu diệt nhanh, mạnh nhện đỏ ở hồng, kể cả khi chúng lẩn trốn nơi góc khuất nhất.

Liều lượng: 0.75 – 1.25 lit/ha
Cách dùng: Lượng nước phun 600 lít/ha
Giá bán tham khảo: Liên hệ
Sử dụng Ortus 5SC để điều trị nhện đỏ trên cây hồng
Thuốc BVTV Ortus 5SC có hiệu lực tuyệt vời đối với tất cả các giai đoạn sinh trưởng của nhện hại gồm: Trứng, nhện non và nhện trưởng thành do có thành phần hoạt chất chính là Fenpyroximate 5%. Sau khi phun thuốc được 1 thời gian thì thuốc có tác dụng ức chế sự lột xác của nhện hại. Ngoài ra thuốc còn trừ được cả các loại nhện hại đã kháng các loại thuốc trừ nhện khác, thuốc không gây tính kháng với quần thể nhện hại. Đặc biệt là thuốc ít độc với người, vật nuôi, ký sinh có ích và môi trường.

Liều lượng: Pha 12-17ml thuốc với 8-10L nước.
Cách dùng: Phun ướt đẫm, đều tán lá
Giá bán tham khảo: Liên hệ
Vĩnh biệt nhện đỏ ở hồng với sản phẩm Agiaza 0.03EC
Với thành phần hoạt chất chính là Azadirachtin – được chiết xuất từ nhân hạt cây Neem của Ấn Độ, thuốc diệt nhện đỏ Agiaza 0.03EC đã tạo ra cơ chế tác động trực tiếp và gián tiếp, có độc tính gây ngán ăn và ức chế sinh trưởng của nhiều loại côn trùng, trong đó có nhện đỏ. Đồng thời, thuốc còn cản trở sự lột xác ở ấu trùng, làm ngưng sự phát triển của nhộng, trứng, ấu trùng, làm con trưởng thành mất khả năng giao phối và đẻ trứng. Ngoài ra, sản phẩm này còn thuộc nhóm có độc tính thấp với động vật có vú và nhiều loại thiên địch, tác nhân thụ phấn tự nhiên (nhóm IV) nên bà con có thể yên tâm sử dụng cho khu vườn của mình.

Liều lượng: 0.3 – 0.5 lít/ha
Cách dùng: Lượng nước phun 400 – 600 lít/ha. Phun thuốc khi sâu mới xuất hiện
Giá bán tham khảo: Liên hệ
Voliam Targo 063SC được sử dụng trong tiêu diệt nhện đỏ ở hồng
Voliam Targo 063SC có phổ tác dụng rộng., giúp tiêu trừ cả sâu lẫn nhện trong 1 lần phun, giúp bà con tiết kiệm chi phí.

Liều lượng: pha 15 -20 ml/bình 16 lít
Cách dùng: Phun khi thấy nhện đỏ xuất hiện
Giá bán tham khảo: Liên hệ
Gợi ý một số biện pháp canh tác kỹ thuật trồng hồng nhằm tránh nhện đỏ gây hại
- Không nên trồng hoặc đặt các chậu quá sát nhau, cần có khoảng cách giữa các khóm cây để tạo độ thông thoáng cho vườn. Tỉa bỏ bớt cành, lá bên trong tán cây để tán cây luôn được thoáng.
- Không nên trồng theo bụi mà nên trồng dàn theo hàng ngang của liếp, để mỗi khi tạt té nước, nước ướt đều tất cả các lá của từng cây.
- Thường xuyên kiểm tra bộ lá cây cảnh (nhất là những lá từ giai đoạn bánh tẻ trở đi) để phát hiện sớm và có biện pháp diệt trừ nhện kịp thời, nên dùng kính lúp kiểm tra vì cơ thể nhện rất nhỏ.
- Bón phân thành từng đợt, bón cân đối giữa đạm, lân và kali. Nếu vườn bị nhện gây hại nhiều thì nên tăng cường bón thêm phân lân và kali.
- Nên kết hợp dùng biện pháp tạt té nước với việc tưới nước cho cây, việc tưới nước còn có tác dụng tạt ướt hết mặt dưới của lá làm cho nhện đỏ bị rửa trôi.
- Cây phải được tưới hàng ngày, mỗi ngày 2 lần, nếu ruộng hoa có nhện đỏ thì phải tưới ngày 3 – 4 lần để loại bỏ triệt để nhện gây hại.
Mua 4 thuốc trừ nhện đỏ ở hồng được đánh giá hiệu quả cao trong 2021 ở đâu?
Bạn có thể đặt mua các thuốc trong Điểm danh 4 thuốc trừ nhện đỏ ở hồng được đánh giá hiệu quả cao trong 2021 ở các cửa hàng vật tư nông nghiệp hoặc gần hoặc tiện nhất. Ngoài ra, nếu bạn không có thời gian ra ngoài thì cũng có thể yên tâm đặt mua online tại các website bán vật tư nông nghiệp uy tín của Agriviet như agriviet.org/shop
—
Như vậy, Agriviet đã giới thiệu những thông tin tổng quan về 4 thuốc trừ nhện đỏ ở hồng, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có được những kiến thức hữu ích để chăm sóc cây đạt chất lượng tốt nhất và mang lại năng suất cao cho mỗi vụ mùa. Muốn tìm hiểu và biết thêm thông tin về nông nghiệp khác thì bạn có thể tham khảo tại website agriviet.org.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.