Mô tả
Rệp sáp bột hồng ở sắn
Rệp sáp bột hồng là Phenacoccus manihoti Matile-Ferrero (Pseudococcidae: He-miptera) đã gây hại nặng nề ở nhiều vùng trồng sắn lớn.
- Trứng rệp sáp bột hồng hình ô-van thuôn dài, lúc mới đẻ màu trong hơi vàng, sau chuyển thành màu vàng nhạt. Trứng dài 0,3-0,75mm, rộng 0,15-0,3 mm.
- Trứng đơn nằm trong các túi trứng bao phủ kín bằng lông mịn và nằm ở điểm cuối phía sau của trưởng thành cái.
- Rệp non hình ô-van, trải qua 3 tuổi, rệp tuổi 1 màu vàng nhạt có 6 đốt râu đầu, di chuyển nhanh nhẹn; các tuổi tiếp theo kích thước cơ thể tăng dần và khả năng di chuyển chậm dần.
- Rệp non đẫy sức dài 1,1- 2,6 mm rộng 0,5- 1,4 mm, râu đầu có 9 đốt. Rệp trưởng thành cũng có dạng hình ô-van, màu hồng và bao phủ bởi lớp sáp bột màu trắng, mắt kép lồi, chân phát triển.
- Kích thước rệp trưởng thành dài 1,1- 2,6 mm rộng 0,5- 1,4 mm. Các đốt của cơ thể rệp sáp hồng rất rõ ràng. xung quanh mép thân và phần cuối bụng mang các tua sáp trắng rất ngắn. Râu đầu thường có 9 đốt.
Rệp sáp bột hồng tấn công đỉnh sinh trưởng của cây sắn, hút nhựa cây gây hiện tượng chùn ngọn. Ngọn chính bị gây hại dẫn đến cây sắn bị lùn. Trên lá, rệp bám ở mặt sau lá, gây hại làm các lá sắn bị xoăn, biến vàng. Bị nhiễm với mật độ cao, lá cây sắn khô giòn, có thể bị rụng toàn bộ lá, làm giảm năng suất củ sắn tới trên 80%.
Top 3 loại thuốc trừ rệp sáp bột hồng ở sắn hiệu quả cao
Rệp sáp bột hồng ở sắn có thể gây hại trực tiếp lên cây sắn, làm giảm năng suất và chất lượng của cây. Vì vậy, bà con cần có những biện pháp thích hợp nhằm diệt trừ triệt để rệp sáp bột hồng ở sắn. Để giúp bà con giải quyết vấn đề này, Agriviet đã đưa ra 3 loại thuốc trừ rệp sáp bột hồng ở sắn được các kỹ sư nông nghiệp khuyên dùng.
Dùng Sulfaron 250EC cho sắn để trị rệp sáp bột hồng
Thuốc Sulfaron 250EC chứa thành phần có hai hoạt chất chính Carbosulfan 200 g/l và Chlorfluazuron 50g/l : 250 g/l cùng các thành phần và tá dược khác. Thuốc trừ rệp sáp bột hồng có tác dụng tiếp xúc, vị độc, nội hấp kết hợp với chất tăng lực Hasten… nên hiệu quả cao hơn 30% so với các loại thuốc khác trong phòng trị bệnh hại.
Thuốc tác động trực tiếp lên hệ thần kinh, ức chế hoạt tính của men ChE. Từ đó làm tê liệt, rối loạn thần kinh rệp sáp. Thuốc khiến rệp biếng ăn, gây ức chế sự hình thành cutin là rệp không lột xác được và chết.

Liều lượng: 0.5 lít/ha
Cách dùng: Lượng nước phun 400 -500 lít/ha. Phun thuốc khi rệp xuất hiện
Giá tham khảo: 30.000đ / gói 15ml
Thuốc trừ rệp sáp bột hồng ở sắn Melycit 20SP
Melycit 20SP là thuốc chứa hoạt chất chính Acetamiprid (min 97%) : 20% cùng các thành phần và tá dược khác. Thuốc nội hấp, tác động tiếp xúc và vị độc, ức chế hoạt động men Cholinesteraza (ChE), gây kích thích dẫn truyền thần kinh, làm côn trùng bị tê liệt và chết.
Hoạt chất Acetamiprid hoạt động trên một số thụ thể trong các khớp thần kinh. Cách thức hoạt động của nó là phá vỡ các chức năng quan trọng trong hệ thần kinh của côn trùng bị phơi nhiễm khi côn trùng ăn hoặc hấp thu chất độc vào cơ thể. Điều này làm gián đoạn các tín hiệu của não đến toàn bộ cơ thể của chúng và chỉ trong nửa giờ đồng hồ, côn trùng sẽ bị mất kiểm soát, tê liệt và cuối cùng tử vong.
Acetamiprid hoạt động ở tất cả các giai đoạn phát triển của côn trùng từ trứng, nhộng đến con trưởng thành. Côn trùng bị ảnh hưởng chủ yếu do ăn phải và cũng có thể bị ảnh hưởng bởi một số hình thức tiếp xúc gần.
Ưu điểm của thuốc trừ rệp sáp bột hồng ở sắn là nó có thể sử dụng an toàn trên cây rau và cây trồng khác.
Liều lượng: 0.05 – 0.075% (5 – 7.5 g/ 10 lít thuốc)
Cách dùng: Lượng nước phun 400 lít/ha. Phun thuốc khi sâu hại xuất hiện.
Giá tham khảo: 68.000đ / gói 550g
Agilatus 1EC – Thuốc trừ rệp sáp bột hồng ở sắn
Hoạt chất Celastrus angulatus llà thành phần chính của thuốc Agilatus 1EC, được chiết xuất từ thực vật. Thuốc trừ rệp sáp bột hồng ở sắn có tác dụng gây mê và đưa độc tính vào dạ dày khi rệp tiếp xúc với thuốc làm rệp sáp chết, thuốc kéo dài từ 7-10 ngày.

Liều lượng: 0.05 – 0.07 %
Cách dùng: Lượng nước phun 600 – 800 lít/ha. Phun thuốc khi sâu mới xuất hiện
Giá tham khảo: liên hệ
Một số biện pháp phòng trừ rệp sáp bột hồng ở sắn
- Thường xuyên điều tra các khu vực trồng sắn để phát hiện kịp thời và theo dõi diễn biến của rệp sáp bột hồng trên các ruộng sắn.
- Khi làm đất trồng sắn cần phải tiêu hủy triệt để tàn dư cây sắn, cây ký chủ phụ của rệp sáp bột hồng.
- Chọn hom giống không bị nhiễm rệp sáp bột hồng để trồng, phải xử lý hom giống trước khi trồng
- Chăm sóc tốt để cây sắn sinh trưởng phát triển nhanh, tăng sức chống chịu dịch hại.
- Trồng sắn với mật độ hợp lý
- Bón phân đầy đủ, cân đối để cây sắn sinh trưởng phát triển khỏe mạnh, tăng khả năng chống chịu rệp.
- Thường xuyên vệ sinh ruộng sắn, diệt sạch cỏ dại, cây ký chủ phụ để không có nơi cư trú của rệp.
- Luân canh cây sắn với các cây trồng khác như: đậu, lúa nước,…
- Nhân nuôi và phóng thích ra đồng ruộng ong ký sinh Anagyrus lopezi De Santis hoặc Epidiocarsis lopezi De Santis để kiểm soát rệp sáp bột hồng hại sắn.
- Bảo vệ và lợi dụng các loài côn trùng bắt mồi ăn thịt trong tự nhiên như bọ rùa, bọ cánh gân, bọ xít đỏ,… để kiểm soát rệp sáp bột hồng.
- Trước khi trồng phải xử lý hom giống bằng cách ngâm trong dung dịch nước thuốc 30 phút trước khi trồng.
Mua loại thuốc trừ rệp sáp bột hồng ở sắn hiệu quả nhất hiện nay ở đâu?
Bạn đọc có thể đặt mua Danh sách 3 loại thuốc trừ rệp sáp bột hồng ở sắn hiệu quả nhất hiện nay ở các cửa hàng bán vật tư nông nghiệp hoặc các hiệu thuốc bảo vệ thực vật gần hoặc tiện nhất. Bạn cũng có thể đặt mua thuốc online tại các website bán vật tư nông nghiệp uy tín như agriviet.org/shop
—
Như vậy, Agriviet đã cung cấp những thông tin chi tiết về thuốc trừ rệp sáp bột hồng ở sắn hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có được những kiến thức hữu ích để chọn lựa được loại thuốc BVTV phù hợp để xử lý rệp sáp bột hồng ở sắn.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.