Mô tả
Tầm quan trọng của việc tìm hiểu kĩ về sâu bệnh hại ở súp lơ
Súp lơ là loại rau quen thuộc trong bữa cơm của nhiều gia đình. Súp lơ được trồng trên nhiều địa hình khác nhau ví dụ như trong thùng xốp, ở chậu, trong vườn hay ngoài ruộng. Dù ở bất kì địa hình nào hay khu vực vùng miền nào thì cũng không thể tránh khỏi việc súp lơ bị sâu bệnh hại tấn công.
Hậu quả mà sâu bệnh hại ở súp lơ đem đến rất nghiêm trọng có thể kể đến như thối gốc, trụi lá dẫn đến chết cây, nghiêm trọng hơn là mất trắng vụ mùa. Chính vì vậy, bà con nên chủ động tìm hiểu Danh sách 5 sâu bệnh hại ở súp lơ gây hại mạnh nhất để có thêm cho mình những kinh nghiệm chăm sóc súp lơ đạt hiểu quả cao hơn.

Điểm danh 5 sâu bệnh hại ở súp lơ gây hại mạnh nhất
Sâu tơ gây hại ở súp lơ
Sâu tơ là loại sâu hại nguy hiểm đối với súp lơ. Chúng hoạt động quanh năm trên nhiều loại cây trồng.
Đặc điểm sâu tơ:
- Trứng: có màu vàng, kích thước rất nhỏ bám ở mặt dưới của lá
- Sâu còn nhỏ: cơ thể có màu xanh nhạt, thân thon với nhiều lông ngắn màu đen và lấm tấm đốm nhỏ màu đen
- Sâu trưởng thành là một loài bướm nhỏ dài khoảng 8- 12mm. Cánh trước của bướm có màu xám nhạt xuất hiện nhiều đốm nhỏ màu đen và trắng đan xen. Phía ngoài có phủ một lớp lông tơ dài.
Đặc điểm gây hại:
- Sâu non và sâu lớn hơn ăn toàn bộ lớp biểu bì ở lá làm cho lá bị hổng nhiều chỗ, trông xơ xác
- Sâu bướm trưởng thành thì hoạt động về đêm. Chúng đẻ trứng theo cụm hoặc theo dây dọc ở mặt dưới lá. Nếu không có biện pháp diệt trừ nhanh chóng rất có thể bùng dịch trên diện rộng gây ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
Sâu xám tấn công
Sâu xám thường xuất hiện gây hại ở giai đoạn cây súp lơ còn nhỏ. Chúng phát sinh mạnh trong thời tiết lạnh, độ ẩm cao.
Hình thù:
- Trưởng thành là loài bướm, cơ thể có nhiều lông màu xám, cánh trước có 6 chấm, giữa cánh có vân giống quả thận.
- Trứng lúc đầu có màu trắng sữa sau chuyển sang màu đen đến nâu, hình dẹt
- Sâu non có màu xám hoặc đen sẫm, đầu màu nâu đậm, phần bụng nhạt hơn. U lông phát triển trên đốt lưng.
Tác hại:
- Sâu non mới nở gặm lấm tấm biểu bì lá cây, làm lá cây bị thủng.
- Sâu lớn tuổi sống dưới đất, ban đêm bò lên cắn đứt gốc cây. Sau đó, chúng chui sâu và trong thân ăn phần non mềm làm cây bị héo, chết đi nhanh chóng.
Bệnh sương mai hại súp lơ
Sương mai là bệnh thường gặp ở cây họ thập tự
Nguyên nhân: do nấm Peronospora parasitica gây ra
Biểu hiện bệnh:
Vết bệnh có hình tròn hoặc hình bán nguyệt xuất hiện ở mép lá hoặc cuối cuống lá.
- Ban đầu vết bệnh có màu xanh tối hoặc vàng nâu, khi bệnh trở nặng sẽ biến thành màu đen, giữa mô bệnh sẽ có lớp mốc xám bao phủ lên.
- Sau một thời gian vết bệnh khô lại, có màu nâu hoặc đen. Các vết bệnh lan rộng liên kết với nhau thành mảng cháy lớn trên lá, lá vàng và rụng.
Bệnh cháy lá ở súp lơ
Bệnh cháy lá là bệnh hại nguy hiểm ở súp lơ. Bệnh gây hại cả cây giống lẫn cây đã lớn.
Nguyên nhân: do vi khuẩn Xanthomonas campestris xâm hại. Vi khuẩn xâm nhập qua vết thương do côn trùng hoặc cơ giới, gió mưa.
Triệu chứng:
- Ở cây giống: lá nhiễm bệnh chuyển sang màu vàng, rụng trước khi cây lớn
- Ở cây trưởng thành: vết bệnh có màu vàng, hình chữ V xuất hiện trên rìa lá với mũi nhọn hướng vào trong. Vết bệnh lan dần ra giữa lá khiến lá chuyển màu nâu, các mô cây sẽ chết sau đó. Gân lá ở những vùng bị nhiễm chuyển màu đen có thể nhìn thấy khi cắt lá.
Bệnh lở cổ rễ hại súp lơ
Đây là bệnh hại rất nguy hiểm ở súp lơ. Bệnh có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bông súp lơ đặc biệt trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, nhiệt độ trong đất tăng cao.
Nguyên nhân: nấm Rhizoctonia solani hại cây
Biểu hiện: Phần thân tiếp giáp mặt đất xuất hiện những vết lõm sâu, màu hơi sẫm. Cây sẽ kém phát triển, bông nhỏ. Toàn bộ bông có thể bị thối khô, bắt đầu từ những lá bao phía ngoài. Trên chỗ thối có các hạch nhỏ màu nâu.
Tham khảo thêm những biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại ở súp lơ
- Chọn giống kháng khỏe, mới.
- Luân canh những cây trồng khác họ để ngăn ngừa sâu bệnh hại ở súp lơ phát triển.
- Vệ sinh vườn sạch sẽ, phát hiện và tiêu hủy ngay những tàn dư sâu bệnh trên ruộng súp lơ.
- Có thể sử dụng bẫy màu vàng, bẫy Pheromone dẫn dụ côn trùng, sâu bệnh gây hại, giảm khả năng tấn công của chúng trên cây trồng.
LƯU Ý: Nếu tình trạng sâu bệnh hại diễn ra quá nghiêm trọng thì việc sử dụng thuốc BVTV là cần thiết, được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Bà con có thể tham khảo danh sách thuốc BVTV cho từng loại sâu bệnh hại ở súp lơ dưới đây:
- Thuốc trừ sâu tơ gây hại ở súp lơ: Vertimec 1.8EC, Miktox 2.0EC, Pesieu 500SC, Angun 5WDG,…
- Thuốc trừ sâu xám ở súp lơ: Dibamec 1.8 EC, 3.6EC, 5 WG, Shertin 3.6EC, 5.0EC, Pounce 1.5GR,…
- Thuốc trị bệnh sương mai ở súp lơ: Forwanil 75WP, Diboxylin 4SL, 8SL, Mataxyl 25WP, Diboxylin 4SL, 8SL,…
- Thuốc trừ cháy lá ở súp lơ: New kasuran 16.6BTN, Kasuran 47WP, Champion 77WP,…
- Trị lở cổ rễ ở súp lơ bằng: Tung vali 3SL, 5SL, Valivithaco 3SC, Biobus 1.00 WP,…
—
Như vậy, Agriviet đã giới thiệu những thông tin chi tiết về Tổng hợp 5 sâu bệnh hại ở súp lơ gây hại mạnh nhất, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có được những kiến thức hữu ích để chăm sóc cây đạt chất lượng tốt nhất và mang lại năng suất cao cho mỗi vụ mùa.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.