Mô tả
Sâu hại ở cam chanh
Có thể nói, cam chanh là loài cây có sức sống mạnh mẽ nhất trong cây trồng họ cam quýt bởi cây có thể chịu được điều kiện thời tiết lạnh giá trong khi các cây khác cùng họ thì không. Tuy vậy, cam chanh vẫn không tránh khỏi được sự tấn công của sâu hại trong quá trình phát triển. Sâu hại có thể làm cây kém phát triển, chậm lớn, quả biến dạng không đạt chất lượng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất vụ mùa.
Để tránh những hậu quả đáng tiếc do sâu hại ở cam chanh gây ra, bà con hãy tham khảo ngay bài viết Danh sách 4 loại sâu hại ở cam chanh thường gặp nhất dưới đây để biết cách nhận diện và phòng trừ chúng.
Thông tin về 4 loại sâu hại ở cam chanh thường gặp nhất
Sâu vẽ bùa hại cam chanh
Sâu vẽ bùa có đặc điểm gây hại rất dễ nhận ra ở cây trồng. Tuy nhiên việc diệt trừ chúng sẽ trở nên khó khăn nếu bà con không dùng đúng cách.
Đặc điểm nhận diện:
- Trứng hình bầu dục, có màu trong suốt lúc mới đẻ và màu vàng trắng lúc sắp nở
- Ấu trùng: không chân, mình dẹt. Sâu mới nở có màu xanh lá sau chuyển sang vàng xanh và vàng khi gần hóa nhộng
- Thành trùng: là loại bướm nhỏ dài khoảng 2mm. Toàn thân màu vàng nhạt, hơi có ánh bạc, hai cánh có rìa lông dài
Đặc điểm gây hại:
- Thành trùng hoạt động vào ban đêm, đẻ trứng trên các gân lá của đọt non
- Sâu non mới nở chui qua lớp biểu bì của lá để ăn lớp nhu mô tạo thành những đường ngoằn nghèo. Đường đục của sâu vẽ mùa phát ra ánh bạc, có thể quan sát được sâu hoạt động bên trong.
Thuốc BVTV tin dùng: Chat 20WP, Phenodan 20WP, Miktox 2.0EC,…
Sâu đục thân (xén tóc nâu) ở cam chanh
Đối tượng gây hại chính của sâu đục thân là các loại cây có múi như cam, bưởi, sầu riêng,…Vào mùa hè nhóm sâu này sinh sản nhanh chóng và gây hại cho cây trồng.
Nhận diện sâu đục thân ở cam chanh:
- Thành trùng là xén tóc nâu có 2 râu dài, cánh phát triển. Xén tóc nâu thích nơi râm mát, ban ngày ẩn nấp, ban đêm thường tìm đến đẻ trứng vào những kẽ nứt, những chỗ gồ ghề ở thân cây
- Sâu có màu nâu nhạt ở con đực và màu trắng hay vàng ở con cái.
Tác hại: Sâu non mới nở sẽ đục từ vỏ vào bên trong thân, cành lớn tạo thành đường đục. Sâu đục đến đâu thải phân ra đến đó. Những lỗ mới gần vị trí sâu non nhất có mùn cưa mới thải ra có màu sáng. Khi sâu non đục khoanh tròn toàn bộ chu vi thân cắt đứt tất cả mạch dẫn nhựa thì cây sẽ vàng lá và chết dần.
Gợi ý thuốc BVTV tốt nhất: Dipterec, Sherpa 25EC, Bi 5850EC,…
Nhện trắng hại trên cam chanh
Nhện trắng tuy có vòng đời ngắn nhưng khả năng sinh sản lại rất cao. Nhện có thể gây hại quanh năm trên cây có múi.
Hình dạng;
- Trứng: màu trong hình quả dứa bổ đôi, trên mặt trứng có các u lỗi màu trắng
- Nhện non: màu trắng sữa, có 3 đôi chân, chỉ có 1 tuổi, sau 1 lần lột xác thì hóa trưởng thành.
- Con trưởng thành: kích thước nhỏ khoảng 0,2mm, màu trắng trong, mặt lưng có 3 ngấn ngang. Nhện có 4 đôi chân di chuyển rất nhanh.
Tập quán gây hại:
- Nhện trắng chích hút bộ phận non làm cho các lá, chồi hoa bi biến dạng, ngọn cây cam chanh sẽ bị xoắn, phát triển không đều.
- Vết hại có màu vàng bạc hay chì màu da xạm giống như màu da cá mập, sau lan dần ra khắp bề mặt quả. Nhện trắng thường tạo vết rám, xạm trên cam chanh, làm giảm giá trị thương phẩm. Cây trồng từ đó còi cọc, chậm lớn, giảm năng suất đáng kể.
Gợi ý thuốc BVTV trừ nhện trắng ở cam chanh: Red Bug, thuốc chứa thành phận Abamectin,…
Rệp cam (rầy mềm) hại cam chanh
Rệp cam hay còn gọi là rầy mềm xuất hiện và gây hại trên nhiều cây trồng, là nỗi lo của đa số bà con nông nghiệp.
Đặc điểm bên ngoài: là loại dịch hại có kích thước nhỏ mình căng tròn có màu nâu đen. Rệp cam xuất hiện nhiều trong tiết trời ấm áp, độ ẩm cao
Tác hại:
- Cả ấu trùng và thành trùng đều gây hại cho cây bằng cách hút và chính nhựa lá và cành non làm giảm khả năng tăng trưởng của cây. Lá non bị cong và biến dạng.
- Rệp cam còn làm cho trái bị chín sớm ảnh hưởng đến phẩm chất quả cam chanh, rệp còn hạn chế khả năng quang hợp của cây khiến cây chậm lớn, không xanh tốt như trước nữa
Gợi ý thuốc BVTV hiệu quả: Sherpa 0,2%, Trebon 0,2%, Sherzol,…
Cách phòng trừ sâu hại ở cam chanh hiệu quả
- Việc chọn giống tốt và sạch bệnh sẽ giúp cây sinh trưởng khỏe trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, tăng sức đề kháng đối với sâu bệnh, cho trái có phẩm chất ngon
- Duy trì việc thăm vườn để kịp thời phát hiện sâu bệnh hại, tìm ra cách phòng trừ ở giai đoạn sớm tránh gây thiệt hại lớn sau này
- Cắt tỉa, tạo tán cho vườn cây thông thoáng. Tiêu hủy nhanh chóng những cành, lá nhiễm sâu hại ỏ cam chanh để ngừa lây lan sang cây khác.
- Dùng vợt, gậy hoặc bẫy đèn để bắt sâu hại như sâu vẽ bùa, sâu đục thân,…
Như vậy, Agriviet đã cung cấp những thông tin tổng quan về 4 loại sâu hại ở cam chanh thường gặp nhất, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có được những kiến thức hữu ích để tra cứu và sử dụng cho quá trình chăm sóc cây đạt năng suất và chất lượng cao !!!
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.