Chi tiết về 5 loại sâu bệnh hại ở xà lách dễ gặp nhất

Danh mục:

Mô tả

Tại sao cần tìm hiểu về sâu bệnh hại ở xà lách

Xà lách là một trong những loại rau sống được yêu thích nhất ở nước ta. Vì rau được ăn trực tiếp không qua chế biến nên việc rau bị nhiễm sâu bệnh hại là điều khó thể chấp nhận với người tiêu dùng. Bà con cũng vì thế mà trở nên đau đầu, tìm đủ mọi cách kích thích cây phát triển, đôi khi phải nhận lấy “tác dụng phụ” bởi sử dụng cách không phù hợp.

Cùng Agriviet tham khảo bài viết Chi tiết về 5 loại sâu bệnh hại ở xà lách dễ gặp nhất đê biết cách nhận diện và cách khắc phục mỗi khi vườn xà lách bị sâu bệnh hại tấn công nhé.

Tại sao cần tìm hiểu về sâu bệnh hại ở xà lách
Tại sao cần tìm hiểu về sâu bệnh hại ở xà lách

Danh sách 5 loại sâu bệnh hại ở xà lách dễ gặp nhất

Ruồi hại lá ở xà lách

Đặc điểm hình thái:



  • Nhộng: thường có màu nâu vàng, thường sống ký sinh trên lá và gây hại
  • Sâu non: giống hình con dòi, có màu trắng trong
  • Sâu trưởng thành: kích thước rất nhỏ khoảng 1,5mm; có màu đen

Đặc điểm gây hại:

  • Con cái dùng gai chích hút nhựa cây tạo thành những vết sần sùi trên lá, sau đó có thể đẻ trứng ngay dưới biểu bì lá
  • Sâu non sẽ đục lá tạo thành những đường ngoằn nghèo, màu trắng, tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn phát triển. Nếu bị nhiễm ở mật độ cao có thể làm giảm khả năng quang hợp và năng suất của cây xà lách.

Sâu khoang hại xà lách

Đặc điểm nhận diện:

  • Trứng hình bán cầu có nhiều đường khía ngang dọc. Trứng đẻ thành ổ lớn ở mặt sau lá, bên ngoài phủ lớp lông màu nâu vàng.
  • Sâu non màu xám tro hoặc nâu đen, trên lưng có vạch màu vàng, ở đốt bụng thứ nhất có một khoang đen lớn rất rõ.
  • Con trưởng thành: là loài bướm toàn thân màu nâu vàng, trên cánh trước có nhiều đường vân màu sẫm, xung quanh viền vàng. Cánh sau màu trắng xám, có ánh phản quang màu tím.

Tác hại:

  • Bướm hoạt động vào ban đêm, chúng đẻ trứng ở mặt dưới lá. Một con có thể đẻ hàng ngàn trứng/ lần
  • Sâu non tập trung quanh ổ trứng, bắt đầu gặm nhấm chất xanh của lá. Khi sau ở giai đoạn lớn hơn sẽ ăn khuyết lá gây nên hình dạng xấu xí, mất thẩm mỹ cho cây xà lách. Điều này làm giảm tính kinh tế của rau đáng kể

Thuốc BVTV được gợi ý: Plutel 0.9 EC, 1.8 EC, 3.6EC, 5 EC; Reasgant 1.8EC, 2WG, 3.6EC, 5EC, 5WG; Shertin 3.6EC, 5.0EC,…

Bệnh chết cây con ở xà lách

Nguyên nhân: Bệnh chết cây con do các loại nấm Pythium ssp, Fusarium oxysporium, Rhizoctonia solani trong đất gây ra.

Biểu hiện: Nấm tấn công mạnh vào mạch dẫn làm thối gốc cây. Phần thân dưới thối khô có màu nâu sẫm đến đen. Lá nhăn, teo, các rễ con thối hoàn toàn, rễ cọc bị thối. Vết bệnh thường giới hạn ở phần ngoài của thân và các cây bị nhiễm có thể bị đổ hoặc lá bị rũ, xám bóng và có màu xanh lục. Những cây bị nhiễm sẽ còi cọc và chết.

Thuốc BVTV nên dùng: Amistar top 325SC, Bionite WP, Ridomil Gold 68WG,…

Bệnh thối hạch hại xà lách

Bệnh thối hạch gây hại cho cây xà lách từ khi cây còn nhỏ cho đến khi thu hoạch. Bệnh tồn tại ở dạng hạch trên tàn dư cây trồng và trong đất khá lâu. Bà con chú ý tiêu hủy tàn dư, làm đất kĩ mỗi khi vụ mùa qua.

Nguyên nhân gây bệnh: Do nấm Sclerotinia sclerotirum 

Biểu hiện:

  • Ở cây con: bệnh xuất hiện ở gốc cây sát mặt đất khiến chỗ bị bệnh thối nhũn, cây yếu dần, đổ gục rồi chết. Nếu gặp trời ẩm ướt, chỗ cây nhiễm bệnh có thể xuất hiện lớp nấm màu trắng.
  • Ở cây lớn: bệnh xuất hiện trên các lá già sát gốc hoặc phần gốc thân, chỗ bị bệnh thối nhũn nhưng không có mùi thối. Nếu trời khô nắng thì chỗ bị bệnh thường khô và teo đi, các lá biến vàng. Khi trời ẩm ướt, lá bị bệnh sẽ thối rách nát. Chỗ vết bệnh đã thối có nhiều hạch nấm nhỏ màu nâu đen bám chặt vào lá.

Thuốc BVTV được gợi ý: EMINA-P,…

Bệnh thối nhũn gây hại ở xà lách

Thối nhũn là bệnh thường gặp ở cây trồng vào mùa mưa.

Nguyên nhân: vi khuẩn Erwinia carotovora. Vi khuẩn lây lan nhờ gió, nước, côn trùng và hoạt động của con người, xâm nhập vào cây trồng qua vết thương ở rễ, thân, lá và qua côn trùng như là rệp, bọ nhảy…

Biểu hiện:

  • Dễ thấy nhất là ban ngày lá xà lách héo rủ, ban đêm lại tươi như bình thường.
  • Vết bệnh có màu nâu nhạt hình giọt dầu lan rộng nhanh chóng sau đó. Một thời gian sau khi bệnh nặng hơn, mô bệnh sẽ bị thối nhũn và có mùi hôi bốc lên. Ở chỗ thối có dịch màu trắng xám, lá bệnh khô hoàn toàn.

Thuốc BVTV tác dụng tốt: Alfamil 25WP, Supercin 20SL, Biobus 1.00 WP,…

Phương pháp khắc phục tình trạng sâu bệnh hại ở xà lách hiệu quả

  • Vệ sinh đồng ruộng thường xuyên, tiêu hủy tàn dư cây bệnh tránh nguy cơ lây lan sang cây khác và vụ mùa sau.
  • Chọn cây trồng giống khỏe, có tính kháng cao, cải tiến hơn nhằm giảm thiểu thiệt hại do sâu bệnh mang lại
  • Có thể sử dụng bẫy màu vàng để dẫn dụ côn trùng.
  • Thường xuyên thăm vườn, ruộng để phát hiện sâu bệnh ở thời điểm sớm nhất.
  • Luận canh với cây lúa nước để tránh bệnh thối nhũn gây hại ở vụ sau.

Như vậy, Agriviet đã cung cấp những thông tin tổng quan về chi tiết 5 loại sâu bệnh hại ở xà lách dễ gặp nhất, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có được những kiến thức hữu ích để tra cứu và sử dụng cho quá trình chăm sóc cây đạt năng suất và chất lượng cao !!!

Xin cảm ơn!

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Chi tiết về 5 loại sâu bệnh hại ở xà lách dễ gặp nhất”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *