Mô tả
Vì sao cần tìm hiểu về bệnh hại ở hồng xiêm

Hồng xiêm là loại quả có vị ngon ngọt và cung cấp rất nhiều Vitamin tốt cho cơ thể đặc biệt là nữ giới. Quả được xuất khẩu ra nước ngoài mang lại giá trị kinh tế cao. Để cho ra được những quả hồng xiêm đạt tiêu chuẩn, có sức cạnh tranh mạnh cả ở trong và ngoài nước, bà con canh tác cần nắm rõ các kĩ thuật chăm sóc cũng như những kinh nghiệm phòng trừ sâu bệnh hại trong quá trình cây hồng xiêm phát triển.
Dưới đây là thông tin chi tiết 4 loại bệnh hại ở hồng xiêm phổ biến nhất và cách xử lý do chính đội ngũ chuyên gia nông nghiệp tại AgriViet biên soạn. Mong bà con tiếp nhận thêm nhiều thông tin bổ ích cho một mùa màng bội thu.
Điểm danh 4 loại bệnh hại ở hồng xiêm phổ biến nhất
Bệnh đốm lá ở hồng xiêm
Bệnh đốm là đang được nhiều bà con quan tâm bởi bệnh có thể tấn công lên trái trước và sau thu hoạch gây hiện tượng thối trái đáng tiếc.
Nguyên nhân: do nấm Pestalotia versicolor Speg gây nên
Triệu chứng:
- Xuất hiện những vết bệnh hình tròn màu nâu đỏ kích thước nhỏ trên bề mặt lá. Sau đó vết bệnh lớn dần có đường kính khoảng 1-3mm, tâm màu sáng trắng viền màu nâu đỏ. Ở tâm hình thành những ổ nấm màu đen, kích thước nhỏ bằng đầu kim.
- Trên thân có thể có hiện tượng nứt cành, chảy nhựa, phồng vỏ và khô cành
- Trái của cây bị bệnh sẽ trở nên cứng làm giảm giá trị thương phẩm.
Thuốc BVTV tốt nhất: Bordeaux, Copper zine, Copper B, Zineb hay Benomyl,…
Bệnh bồ hóng hại hồng xiêm
Bệnh bồ hóng phát triển mạnh ở những cây hồng xiêm có mật độ rệp kí sinh cao.
Nguyên nhân: Do nấm Capnodium mangiferae gây bệnh
Tác hại: Chất dịch do rầy tiết ra làm nấm phát triển tạo thành những mảng bồ hóng đen trên lá và trái. Nấm sẽ không phá hủy tế bào, có thể tự bong ra nếu trời khô nắng. Tuy nhiên, nấm có thể làm giảm quang hợp của lá làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của cây và tính thẩm mỹ của quả.
Thuốc BVTV được khuyên dùng: Nên phun các loại thuốc trừ nấm gốc Dithiocarbamate
Bệnh cháy khô lá trên hồng xiêm
Bệnh cháy khô lá là bệnh xảy ra phổ biến trên cây hồng xiêm và chủ yếu tấn công lá ngọn của cây.
Tác nhân gây bệnh: do nấm Fusicoccum sapoticola Chim Rao gây ra
Triệu chứng thường gặp: Vết bệnh là những đốm bất dạng màu nâu xuất hiện ban đầu trên các mép lá, chóp lá đi vào, sau đó chúng lớn nhanh chuyển thành màu nâu xám. Trong điều kiện mùa khô có thể thấy các ổ nấm màu đen trên bề mặt vết bệnh. Những lá bệnh có thể không rụng và còn tồn tại dai dẳng trên cây bệnh gây mất mỹ quan vườn hồng xiêm.
Gợi ý thuốc BVTV hữu hiệu: Phun zineb, Maneb, Benomyl,…
Bệnh đốm mốc xanh, mốc xám
Bệnh đốm mốc xanh, xám chủ yếu gây hại mạnh ở cây hồng xiêm trồng lâu năm, trên các lá già phía dưới.
Biểu hiện trên cây bệnh:
- Xuất hiện dày đặc các đốm mốc màu xanh, xám kích thước 1-3mm trên bề mặt lá. Bên trong thấy lấm tấm các ổ nấm đen.
- Trên thân cây lâu năm thấy những đốm bệnh trắng loang lổ như đồng tiền. Bệnh làm cho cây suy yếu dần, phát triển không được xanh tốt như trước nữa, chất lượng quả cũng từ đó mà giảm sút ảnh hưởng đến tính thương phẩm của quả.
Thuốc BVTV khắc phục: Phun các loại thuốc gốc đồng hay hỗn hợp thanh phèn – vôi
Biện pháp hạn chế tình trạng bệnh hại ở hồng xiêm tấn công
- Vệ sinh vườn sạch sẽ, loại bỏ lá bệnh đem ra khỏi vườn, những cành kém hiệu quả để cây thông thoáng, phát triển tự nhiên.
- Kiểm soát rầy rệp hoặc dùng vòi nước rửa trôi lớp muội đen để giảm sự gây hại bệnh bồ hóng lên cây.
- Trồng cây với mật độ vừa phải hạn chế khả năng phát sinh và lây truyền bệnh hại ở hồng xiêm
- Thường xuyên bổ sung phân bón, nước sạch cho cây phát triển bình thường.
—
Như vậy, Agriviet đã cung cấp những thông tin chi tiết về 4 loại bệnh hại ở hồng xiêm phổ biến nhất, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có được những kiến thức hữu ích để sử dụng tốt thuốc BVTV cho việc chăm sóc cây trồng.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.