Mô tả
Sâu hại với cây nhãn
Nhãn là loại quả được rất nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Những năm gần đây ở nước ta hình thành rất nhiều vườn nhãn với quy mô lớn. Cùng với xu thế phát triển hội nhập quốc tế, trái nhãn Việt Nam phải cạnh tranh với rất nhiều nước khác trong khu vực như Thái Lan. Để cạnh tranh tốt, ngoài vấn đề giá cả thì yếu tố chất lượng quả và mẫu mã quả cũng được quan tâm tới. Các yếu tố này phụ thuộc rất lớn và việc kiểm soát, điều khiển được sâu bệnh hại trên cây nhãn. Do đó, để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về các bệnh hại trên cây nhãn, đội ngũ kỹ sư nông nghiệp của AgriViet đã cùng nhau tổng hợp và biên soạn thông tin chi tiết về các bệnh hại phổ biến trên cây nhãn trong bài viết dưới đây
Top 6 loại sâu hại phổ biến ở cây nhãn
Nhện lông nhung
Nhện lông nhung là loại sâu hại phổ biến nhất trên cây nhãn
Đặc điểm nhận diện
Dễ dàng nhận diện các cây nhãn bị nhện lông nhung tấn công thông qua biểu hiện ở các lá non xuất hiện các đám lông nhung màu nâu.
Nhện trưởng thành có kích thước rất nhỏ thường sống tập trung dưới những lông nhung này để gây hại và đẻ trứng
Triệu chứng và tác hại
- Nhện lông nhung gây hại chính trên các lá non, hoa, đôi khi tấn công cả trên quả non
- Nhện thường gây hại trên phần mặt dưới lá non, nhện non cắn phá lớp biểu bì của lá và tạo ra một lớp lông nhung. Ban đầu các đám này màu xanh lục nhạt, sau đó chuyển sang màu trắng bạc và dần chuyển thành màu vàng sáng rồi chuyển nâu sẫm. Tới giai đoạn biểu hiện này nhện sẽ di chuyển qua chồi, ngọn non khác để gây hại
- Các vị trí nhện lông nhung tấn công sẽ bị phồng rộp, co dúm, biến dạng dễ rụng
- Các hoa, quả bị nhện lông nhung tấn công sẽ khó đậu quả, quả non dễ rụng làm giảm năng suất nhãn đang kể
- Nhện lông nhung là vecto truyền bệnh chổi rồng rất nguy hiểm trên cây nhãn vải
Thuốc BVTV có thể xử lý nhện lông nhung ở nhãn: Ortus 5EC, Pegasus 500 SC, Regent 800 WG…
Nhện đỏ
Nhện đỏ là loại khó trị và gây hại trên rất nhiều loại cây trồng khác không chỉ ở cây nhãn
Đặc điểm hình thái
Nhện đỏ có cơ thể rất nhỏ. Trên thực tế ngoài vườn các bạn cần quan sát thật kỹ, nhìn sát mặt dưới lá nhãn già hoặc bánh tẻ mới có thể phát hiện ra chúng
Nhện đỏ có khả năng di chuyển nhanh, sống tập trung dưới lá tạo các lớp tơ mỏng trên bề mặt lá. Các lá nhãn bị nhện gây hại thường có màu rám lấm tấm trắng, nhìn khô cằn
Khả năng gây hại
Nhện thường tập trung hút chất dinh dưỡng từ lá cây; các cây bị nhện tấn công với mật độ lớn có thể bị khô rụng lá, sinh trưởng kém; khả năng tạo hoa, quả kém hơn. Năng suất giảm rõ rệt
Các thuốc trừ nhện đỏ cho nhãn được chuyên gia khuyên dùng: Eska 250EC, Soka 25EC, Pesta 2SL, Aga 25EC, Tasieu 1.9EC…
Rệp sáp hại nhãn
Đặc điểm hình thái
Rệp sáp hại nhãn rất dễ nhận diện ngoài thực tế. Bà con chỉ cần quan sát thông thường trong khi thăm vườn với các chùm quả hoặc cành thấp nếu thấy xuất hiện các đám trắng trên các cành quả hoặc cuống, đôi khi có xuất hiện bồ hóng màu đen là nhãn đã bị rệp sáp tấn công.
Rệp sáp có cơ thể hình ovan, màu trắng với một lớp bột sáp phủ trên cơ thể
Khả năng gây hại
Rệp thường sống tập trung thành đàn và chích hút nhựa quả, cành. Ngoài ra, chúng tạo môi trường thuận lợi cho nấm bồ hóng phát triển gây hại cho nhãn, làm giảm vị ngọt của quả và giảm giá trị thẩm mỹ quả nhãn dẫn tới khó tiêu thụ hơn
Bọ xít trên nhãn
Bọ xít xuất hiện rất phổ biến ở tất cả các vườn nhãn hàng năm
Đặc điểm hình thái
Bọ xít hại nhãn có màu nâu, cơ thể hình lục giác, dài. Bọ xít trưởng thành đẻ trứng thành từng cụm màu trắng chuyển dần sang xanh. Bọ xít non nở ra có hình dáng giống con trưởng thành nhưng không có cánh, màu nâu và 2 bên rìa bụng, gần cuối lưng có 7 chấm đen xen lẫn đỏ
Khả năng gây hại
Bọ xít non và trưởng thành chích hút nhựa ở cuống chùm hoa, quả non gây rụng hoa, quả rất nhiều. Các quả lớn hơn bị bọ xít tấn công sẽ tạo thành các đám màu nâu hoặc đen, cứng lại, quả khó có thể phát triển lớn hơn
Thuốc BVTV trừ bọ xít: Tasieu 5WG, Limater 7.5EC, Trebon 20WP, Reasgant 1.8EC,
Rầy chổng cánh hại nhãn
Rầy chổng cánh thường tấn công mạnh nhất vào tháng 4-6 dương lịch
Đặc điểm hình thái
Rầy trưởng thành có cơ thể thon dài, mặt lưng màu nâu ên, bụng vàng sáng, trên đầu có 2 mắt to rõ rệt màu nâu đen. 2 cánh rầy trong suốt; phần ngực và đuôi rầy phân biệt rõ ràng. Khi đậu phần bụng và đuôi rầy nhô cao tạo 1 góc 45 độ
Khả năng gây hại
Rầy chổng cánh tấn công lá và chồi nhãn tạo ra các nốt sần trên phiến lá. Các lá bị rầy tấn công nặng sẽ bị uốn cong và có thể chuyển sang màu vàng.
Trên các chồi non bị rầy tấn công thường kém phát triển, Các ngọn bị rầy nâu tấn công sẽ không thể ra bông kết trái, năng suất cả cây giảm mạnh
Thuốc BVTV khuyên dùng trị rầy chổng cánh: Actara, Confidor, Butyl, Applaud.
Sâu đục quả nhãn
Đặc điểm hình thái
Quan sát trên các chùm quả nhãn thấy các hạt phân nhỏ ti ti gần cuống trái có nghĩa là cây nhãn của bạn đang bị sâu đục trái tấn công
Trưởng thành của sâu đục quả nhãn là bướm hoạt động về đêm. Chúng có kích thước nhỏ, thân màu nâu tối
Bướm thường đẻ trứng ở gần cuống trên vỏ trái. Sâu non có kích thước rất nhỏ, màu trắng đục, dầu nâu nhạt
Khả năng gây hại
Sau khi nở sâu đục vỏ trái ở gần cuống trái rồi chui vào bên trong để ăn phần thịt quả. Khi trái còn non sâu sẽ tấn công cả phần hạt và thải phân qua các lỗ gần cuống trái. Các trái bị sâu đục gây hại thường dễ bị rụng gây ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất thu hoạch
Thuốc BVTV trừ sâu đục trái cho nhãn: Sago- super, Karate, Polytrin P 440 EC , Basudin 50 ND , Padan 95 SP..
Các biện pháp phòng trừ sâu hại trên cây nhãn ngoài phương pháp BVTV
Trồng nhãn với mật độ hợp lý ngay từ khi kiến tạo vườn
- Cắt tỉa cành lá vô hiệu định kỳ hàng năm sau mỗi vụ thu hoạch vừa tạo điều kiện để cây ra quả tốt năm sau vừa giảm nguy cơ sâu tấn công nhãn
- Cắt bỏ các bộ phận bị sâu, nhện tấn công đem đốt tiêu hủy xa vườn
- Dùng túi bao trái để phòng sâu tấn công trái, mang lại mẫu mã quả đẹp và an toàn hơn
—
Như vậy, Agriviet đã giới thiệu những thông tin chi tiết về Top 5 sâu bệnh nguy hại nhất trên cây na và cách phòng trị, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có được những kiến thức hữu ích để chăm sóc cây đạt chất lượng tốt nhất và mang lại năng suất cao cho mỗi vụ mùa.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.