Mô tả
Vì sao bà con nên tìm hiểu về các loại sâu bệnh thường gặp ở ca cao
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, ca cao thường bị nhiều loại sâu bệnh tấn công. Mỗi loại sâu bệnh lại có đặc điểm nhận biết và khả năng gây hại không giống nhau. Vì vậy, việc trang bị những kiến thức về dịch hại, đặc biệt là các loại sâu bệnh phổ biến trên cây ca cao sẽ giúp bà con dễ dàng nhận biết đúng loại dịch hại và thực hiện phòng trừ đúng cách, kịp thời.
Danh sách 5 loại sâu bệnh phổ biến ở ca cao
1. Rệp sáp gây hại ở ca cao
Rệp sáp là một trong những đối tượng gây hại phổ biến nhất ở cây ca cao.
Đặc điểm nhận biết
- Rệp sáp trưởng thành hình bầu dục nhưng không có cánh. Thân mình chúng có màu hồng được phủ lên trên một lớp sáp màu trắng nên chúng được gọi là rệp sáp.
- Khi còn nhỏ, rệp non chưa có tua sáp như rệp trưởng thành.
Khả năng gây hại
- Rệp sáp gây hại cho cây ca cao bằng cách tập trung ở các bộ phận của cây như cuống, lá, thân, quả non hay cổ rễ để hút nhựa từ các bộ phận này. Cây bị tấn công sẽ còi cọc, quả không phát triển.
- Khi chúng phát triển ở mật độ cao, chúng sẽ bám trên các bộ phận của cây dày đặc như bông trắng.
Sử dụng thuốc BVTV khi cần thiết
Khi các biện pháp thông thường không phát huy tác dụng, bà con nên sử dụng thuốc để diệt trừ rệp sáp, tránh để chúng lây lan rất khó tiêu diệt. Một số loại thuốc bà con có thể dùng là: Melycit 20SP, Anboom 48EC…
2. Sâu đục quả phá hoại ca cao
Sâu đục quả hại ca cao là loại sâu ký chủ trên chôm chôm nên bà con cần lưu ý không trồng chôm chôm trong vườn ca cao.
Đặc điểm nhận biết
- Trưởng thành của sâu đục quả là loài bướm màu nâu vằn với hai râu dài. Chúng có màu giống với vỏ thân cây nên rất khó phát hiện.
- Khi sắp đẫy sức, sâu non thường có màu xanh lá cây.
Khả năng gây hại
- Sâu đục quả gây hại bằng cách đục trên vỏ quả để ăn lớp bột ở vỏ quả và đục vào sâu bên trong để ăn thịt quả.
- Quả ca cao sẽ bị biến dạng với vỏ quả không đều màu. Quả có thể bị chín ép hoặc chín không đều, nửa xanh nửa chín.
Dùng thuốc BVTV
Bà con có thể sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ sâu đục quả trên cây ca cao như: Anboom 48EC…
3. Bệnh sọc đen ở ca cao
Độ âm không khí cao và thời tiết mưa nhiều là điều kiện để bệnh sọc đen phát triển mạnh ở ca cao.
Tác nhân gây bệnh: Bệnh do nấm Oncobasidium theobromae gây ra
Triệu chứng và khả năng gây hại
- Trên cây trưởng thành, ban đầu một hoặc một vài lá nằm sau đợt lá cuối cùng sẽ có màu vàng và xuất hiện những vết bệnh là những đốm xanh ở trên. Do bì khổng nở rộng nên thân cây sẽ không bằng phẳng mà xuất hiện những mụt nhỏ. Mặc dù cây mọc nhiều chồi nách nhưng lại không phát triển hoàn chỉnh. Đặc biệt, khi ột vỏ hoặc chẻ dọc đoạn cành nhiễm bệnh, ta sẽ thấy có những sọc đen. Do đó, bệnh được gọi là sọc đen.
- Trên cây con, biểu hiện bệnh sẽ không rõ ràng như ở các cây trưởng thành. Lá trên cây chuyển sang màu vàng, lá chân rụng và giữa các lá có khoảng cách ngắn. Cây nhiễm bệnh thường còi cọc và không phát triển.
Sử dụng thuốc BVTV
Để phòng trừ bệnh sọc đen trên cây ca cao, bà con có thể sử dụng một số loại thuốc BVTV, điển hình như Nativo 750WG…
4. Ca cao bị nhiễm bệnh thối quả
Điều kiện ẩm ướt, mưa nhiều khó thoát nước là tác nhân khiến cho bệnh thối quả phát triển.
Tác nhân gây bệnh: bệnh do nấm Phytophthora palmivora gây ra
Triệu chứng và khả năng gây hại
- Đầu tiên, vết bệnh là những đốm mờ, sau đó chuyển sang màu nâu. Vết bệnh sẽ nhanh chóng lan khắp quả.
- Kết quả là các mô bên trong quả và hạt sẽ khô lại. Toàn bộ quả ca cao bị đen lại.
Sử dụng thuốc BVTV khi cần thiết
Bà con có thể sử dụng thuốc BVTV như Aliette 800WG, Mataxyl 500WP, Insuran 50WG… để phòng trừ bệnh thối quả ở ca cao.
5. Bệnh thán thư ở ca cao
Bệnh thán thư trên cây ca cao thường gây hại cho cây trong giai đoạn trồng ở vườn ươm.
Tác nhân gây bệnh: Bệnh thán thư ca cao do nấm C. gloeosporioides gây ra
Triệu chứng và khả năng gây hại
- Cây ca cao thiếu bóng râm và bị nắng chiếu trực tiếp vào thân cành trong thời gian dài rất dễ bị nhiễm bệnh thán thư
- Đầu tiên, vết bệnh xuất hiện trên chóp lá, mép lá là các đốm nhỏ màu vàng nhạt. Sau đó, vết bệnh phát triển lan rộng ra và liên kết lại với nhau tạo thành những mảng cháy lớn. Nếu không được diệt trừ kịp thời, bệnh sẽ làm khô rụng lá cũng như khô chết cành.
Dùng thuốc BVTV
Để phòng trừ bệnh thán thư trên cây ca cao bằng phương pháp hóa học, bà con có thể tham khảo một số loại thuốc BVTV như Blockan 25SC…
Một số biện pháp chung giúp bà con phòng trừ tốt sâu bệnh ở cây ca cao
Để phòng trừ hiệu quả sâu bệnh cho cây ca cao, bà con nên thực hiện một số lưu ý dưới đây
- Chọn và trồng giống kháng bệnh
- Vệ sinh vườn sạch sẽ, tỉa bỏ các bộ phận bị hỏng
- Tạo bóng râm thích hợp để đủ ánh sáng trong vườn ca cao
—
Như vậy, Agriviet đã giới thiệu những thông tin chi tiết 5 loại sâu bệnh thường gặp ở ca cao, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có được những kiến thức hữu ích để chăm sóc cây đạt chất lượng tốt nhất và mang lại năng suất cao cho mỗi vụ mùa.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.