HẾT SÂU VẼ BÙA TRÊN CÂY CÓ MÚI VỚI SẢN PHẨM BAKARI 512EC
SÂU VẼ BÙA LÀ GÌ?
Đặc điểm hình thái, sinh học và vòng đời của sâu vẽ bùa
Sâu vẽ bùa có tên khoa học Phyllocnistis citrella Stainton (Lepidoptera: Gracillariidae), có nguồn gốc từ Đông Nam Á, là loài gây hại quan trọng trên khắp các vườn cây có múi, đặc biệt ở giai đoạn cây còn nhỏ. Sâu vẽ bùa xuất hiện ở nhiều nước trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ký chủ chính của sâu vẽ bùa là họ cây có múi – Rutaceae. Ngoài ra, sâu vẽ bùa còn tấn công măng cụt và một số cây trồng khác.
Sâu vẽ bùa có bốn giai đoạn sống: trứng, sâu non, nhộng và thành trùng. Vòng đời từ 18 -27 ngày
Thành trùng: là loài bướm đêm nhỏ, dài chưa đến 2 mm với sải cánh khoảng 4 mm. Chúng có cánh trước màu trắng bạc và ánh kim với các mảng màu nâu và trắng và một đốm đen rõ rệt trên mỗi đầu cánh (Hình 1). Bướm đêm hoạt động mạnh nhất từ chiều tối đến sáng sớm và trốn cả ngày ở mặt dưới của lá nhưng hiếm khi quan sát thấy chúng. Ngay sau khi vũ hóa, con cái phát ra một pheromone giới tính để thu hút con đực. Con cái đẻ trứng đơn lẻ ở mặt dưới của lá. Các lá chét mới xuất hiện, đặc biệt là dọc theo đỉnh sinh trưởng, là vị trí ưa thích của con cái đẻ trứng.Thành trùng không gây hại cây và chỉ sống được 7 -14 ngày.
Trứng: hình bầu dục, kích thước 0,3 – 0,4mm, mới đẻ trong suốt, gần nở màu trắng vàng (Hình 1).Một con cái đẻ từ 40-50 trứng. Thời gian trứng nở khoảng 4 – 5 ngày.
Ấu trùng: mình dẹp, không chân, sâu mới nở dài 0,5mm màu xanh nhạt, đẫy sức dài 4mm màu vàng nhạt (Hình 1). Các ấu trùng mới xuất hiện ngay lập tức bắt đầu kiếm ăn trong lá và ban đầu tạo ra các điểm đường hầm nhỏ, gần như không nhìn thấy được. Khi ấu trùng lớn lên, đường đi của đường hầm ngoằn ngoèo sẽ trở nên dễ nhận thấy hơn. Ấu trùng có 4 tuổi, thời gian chúng phát triển từ 7- 12 ngày tùy vào điều kiện ngoại cảnh.
Nhộng: Ấu trùng chui ra khỏi từ đường hầm dưới lá và cuộn mép lá lên trên làm cho lá bị quăn lại. Bên trong mép lá cuộn tròn đó, ấu trùng sẽ hóa thành nhộng. Nhộng dài khoảng 2 mm, màu vàng nâu, hai bên thân mỗi đốt có một u lồi (Hình 1). Giai đoạn nhộng kéo dài từ 7 – 10 ngày.
Triệu chứng gây hại
Sâu vẽ bùa gây hại trên các chồi và lá non. Sâu non đục phá lá ở dưới phần biểu bì, ăn phần mô mềm tạo ra các đường hầm cạn trong các lá non. Sâu đi tới đâu biểu bì phồng lên tới đó, vẽ thành những đường ngoằn ngoèo nên được gọi là vẽ bùa, các lằn đục của sâu không bao giờ gặp nhau
Các lá bị sâu vẽ bùa gây hại thường bị co rúm lại và biến dạng nhất là những lá non, làm giảm diện tích quang hợp và làm giảm khả năng sinh trưởng của các chồi non(Hình 2 và 3). Ngoài ra các đường đục của sâu vẽ bùa còn tạo điều kiện cho vi khuẩn Xanthomonas campestris xâm nhập gây bệnh loét, làm lá bị rụng.
Ngoài ra, sâu vẽ bùa còn gây hại trên trái đục đường hầm dưới lớp biểu bì vỏ trái ảnh hưởng đến sự quang hợp của vỏ trái và làm giảm giá trị cảm quan của trái.
=> HIỂU ĐƯỢC TÌNH HÌNH ĐÓ DIAN AGRI CHO RA SẢN PHẨM BAKARI 512EC TRỊ SÂU VẼ BÙA HIỆU QUẢ
THÀNH PHẦN
Profenofos (510g/ lít).
Chlofluazon (1g/ lít).
Thiamethoxam (1g/ kg.
CÔNG DỤNG
Đặc trị các loại sâu đục thân, sâu vẽ bùa, bọ trĩ, bọ xít muỗi, rầy thánh giá hại lúa, cà phê, tiêu, điều…
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
Trị sâu đục thân
- Cách sử dụng: Pha 30-40ml/bình 25 lít | Liều lượng: 0.3-0.5l/ha
- Lượng nước phun: 400 – 500 lít/ha
Trị sâu vẽ bùa, nhện đỏ, rệp sáp:
- Cách sử dụng: Pha 15-20ml/bình 25 lít pha 450ml thuốc cho 3 -4 phuy 200 lít nước
- Liều lượng: 0.3-0.5l/ha
- Lượng nước phun: 400 -500 lít/ha
Thời gian cách ly 7 ngày
#BAKARI512EC #THUOCTRUSAU #BOHA #BOTRI #SUNG #SAUDUCTHAN #SAUANLA #sauvebua
ĐỂ TÌM HIỂU CÁCH PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH KHÁC HÃY LIÊN HỆ CHÚNG TÔI
Kỹ Sư Nông Học Tư Vấn Kỹ Thuật Miễn Phí 24/7
Đường dây nóng: 0345.37.88.39
CHÚC BÀ CON THÀNH CÔNG
———————————————————————————————
DIAN AGRI – Doctor In Agriculture Vietnam
Chuyên thuốc bvtv _phân bón_ hạt giống_dụng cụ nông nghiệp
Hỗ trợ tư vấn kỹ thuật tại vườn
Hotline kỹ sư Huy Nguyễn tư vấn kỹ thuật: 0933.06.70.33
1.Link web : huybvtv.com
2.Link web: Hội Nông Dân ViệtNam
3.Youtube : TrịBệnhChoCâyTrồng
FANPAGE: HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM